626 lượt mua
Hotline khách lẻ:
0965111197Hotline khách sỉ:
02439741791 - 0904833681NXB | Nhà xuất bản Xây dựng | Người dịch: | |
Năm XB: | 2012 | Loại sách: | Sách giấy; Ebook; |
Khổ sách: | 19 x 27 (cm) | Số trang: | 114 |
Quốc gia: | Việt Nam | Ngôn ngữ: | vi |
Mã ISBN: | 50-2009/cxb/395-92/xd | Mã ISBN Điện tử: | 978-604-82-5953-2 |
Còn nhớ năm 1958, tôi vào học năm thứ nhất trường Cao đẳng Kiến trúc Sài Gòn (nay là trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh). Trong các buổi học kiến trúc vỡ lòng, giáo sư Phạm Văn Thâng dạy chúng tôi những khái niệm về kiến trúc và những kiến thức để hỗ trợ việc học, trong đó vẽ bóng là một môn học khá quan trọng trong trình bày và thể hiện bản vẽ. Khi đó trong tôi mới bắt đầu hình thành một số khái niệm cơ bản về vẽ bóng. Đến năm thứ hai giáo sư Tô Công Văn dạy chuyên sâu thêm môn này. Tốt nghiệp năm 1964, tôi được giữ lại trường trợ giảng môn Phối cảnh và Vẽ bóng. Năm 1966 tôi khởi sự giảng dạy hai môn ấy tại trường đến năm 1976. Bắt đầu từ bấy giờ, môn Phối cảnh và Vẽ bóng không có trong chương trình học của trường nữa. Mãi đến nay trong khoảng thời gian hơn 20 năm, hai môn học này như bị lãng quên trong chương trĩnh đào tạo kiến trúc sư. Trong suốt 5 năm học, sinh viên cứ phải tô bóng, vẽ phối cảnh trên những bài tập và đồ án của mình, mà chẳng hề được học hay tìm được tài liệu để tự học. Tôi cảm thấy buồn buồn khi chấm các đồ án kiến trúc vì lúc nào cũng không được như ý về hai vấn đề trên. Rồi càng ngày, sinh viên càng lơ là, và không quan tâm đến nữa, cho nên những bản vẽ từ bài tập đồ án kiến trúc cho đến đồ án tốt nghiệp rất là hời hợt. Chẳng những riêng tôi, mà các thầy đã về hưu như giáo sư Nguyễn Quang Nhạc, các kiến trúc sư đàn anh có con em đang học và đã tốt nghiệp kiến trúc sư đều cảm thấy nuôi tiếc.
Bình luận