612 lượt mua
Hotline khách lẻ:
0965111197Hotline khách sỉ:
02439741791 - 0904833681NXB | Nhà xuất bản Lao động - Xã hội | Người dịch: | |
Năm XB: | 2020 | Loại sách: | Ebook; |
Khổ sách: | 14.5 x 20.5 (cm) | Số trang: | 220 |
Quốc gia: | Việt Nam | Ngôn ngữ: | vi |
Mã ISBN: | nxbldxh-72 | Mã ISBN Điện tử: | 978-604-82-3799-8 |
Di chuyển lao động là “một xu hướng đã và đang diễn ra giữa các nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới. Việc này đã đem lại những lợi ích to lớn cho cả nước xuất khẩu và nước nhập khẩu lao động” [1, tr.2]. Tại ASEAN, dòng di chuyển lao động nội khối đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia thành viên. Ngày 31/12/2015, Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) chính thức thành lập, các quốc gia thành viên thực hiện chính sách tự do di chuyển lao động có chuyên môn (skilled labour) thông qua các thỏa thuận về công nhận tay nghề tương đương và di chuyển thể nhân; bước đầu cho phép di chuyển lao động có chuyên môn thông qua các Thỏa thuận công nhận lẫn nhau (MRA), tạo thuận lợi cho người lao động tự do làm việc tại các nước thành viên tập trung vào 8 nhóm ngành nghề dịch vụ chuyên môn cao. Thực tế này mở ra cơ hội mới cho người lao động có chuyên môn ở quốc gia này dịch chuyển sang quốc gia khác trong AEC; đáp ứng sự thiếu hụt nhân lực, cải thiện thu nhập và tích lũy những kinh nghiệm. Số lao động di cư của các nước ASEAN (ước tính khoảng 13-15 triệu người) chiếm tới 9% tổng số lao động di cư toàn cầu, trong đó di chuyển lao động nội bộ khối chiếm 40% (khoảng 5, 9 triệu người) [12, tr.15-16] với những luồng lao động rất khác nhau cả về tri thức, trình độ và nhóm nghề nghiệp. Tuy nhiên, sự phát triển không đồng đều giữa các quốc gia ASEAN, trình độ lực lượng lao động giữa các quốc gia này có khoảng cách tương đối lớn, chênh lệch lớn về năng suất lao động, cơ cấu lao động việc làm có sự khác biệt lớn, sự biến động về dân số, sự phát triển khoa học công nghệ và tự do hoá thương mại, v.v..; bên cạnh đó, so với các loại hình di chuyển lao động trong ASEAN di chuyển lao động có kỹ năng chiếm tỷ lệ rất thấp [12, tr.16]. Lãnh đạo của các nước thành viên Cộng đồng kinh tế ASEAN phải đối mặt với việc giải quyết đầy đủ các vấn đề xã hội bao gồm cả việc di chuyển lao động an toàn, bảo vệ người lao động khỏi nạn bóc lột, tiếp cận đào tạo chuyên môn và đảm bảo các điều khoản về phúc lợi cho người lao động di chuyển; trong khi đó, để từng quốc gia thành viên tích cực tham gia vào di chuyển lao động, vấn đề lợi ích phải được làm sáng tỏ. Đây là những thách thức lớn cho các quốc gia trong AEC thực hiện tốt các cam kết tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn.
Bình luận