Truyền động thủy động trên các máy xây dựng
4.5
290
Lượt xem
3
Đã bán
Chọn sản phẩm
104.000₫
1 Tháng
  • 1 Tháng
  • 3 Tháng
  • 6 Tháng
  • Vĩnh viễn
14.000₫
Thành tiền 104.000₫
Thông tin xuất bản
NXB
Nhà xuất bản Xây dựng
Người dịch:
Năm XB:
2022
Loại sách:
Sách giấy; Ebook;
Khổ sách:
19 x 27 (cm)
Số trang:
161
Quốc gia:
Việt Nam
Ngôn ngữ:
vi
Mã ISBN:
978-604-82-6843-5
Mã ISBN Điện tử:
978-604-82-7064-3

Truyền động thủy động trên các máy xây dựng

Trên rất nhiều loại máy xây dựng được trang bị hệ thống truyền động thủy lực động (hay còn gọi là truyền động thủy động). Có thể kể ra một số loại máy có truyền động thủy động như: máy đào và máy xúc một gầu, máy ủi, máy san, các cần trục có truyền động thủy lực và các loại lu bánh lốp, lu bánh thép, lu chân cừu v.v. Quá trình làm việc của những loại máy này mang đặc tính chu kỳ, chế độ chịu tải không bình ổn, gồm nhiều giai đoạn chuyển tiếp hoặc là có một số thao tác được thực hiện đồng thời, điều này dẫn tới sự quá tải cho động cơ hoặc cho hệ truyền động thủy động.

Sự phân loại máy xây dựng có truyền động thủy động là rất rộng và rất nhiều loại máy, trong số đó có những điều kiện làm việc mang tính chất đặc thù. Những vấn đề này buộc chúng ta phải chú ý xem xét các yếu tố liên quan đến các loại máy đó như: hệ truyền động không điều chỉnh được, hệ truyền động điều chỉnh được, hệ truyền động thủy động đảo chiều, các thông số bên ngoài ở chế độ kéo hoặc chế độ phanh hãm, những đặc tính ở các giai đoạn làm việc bình ổn và ở giai đoạn làm việc chuyển tiếp của máy.

Khi lựa chọn hệ thống truyền động thủy động phải dựa trên cơ sở là cần nhận được các thông số kinh tế - kỹ thuật tối ưu nhất. Trong đó, cần được xem xét và phân tích các thông số bên ngoài khác nhau của hệ truyền động. Khi xác định các thông số bên ngoài tối ưu và các đặc tính kết cấu của hệ truyền động thủy động cần phải kể đến các yếu tố quan trọng như: quy luật phân bố tải trọng trên các bộ phận công tác, tỷ số truyền động của phần truyền động cơ khí, biên độ và tần số dao động các đường đặc tính của cơ cấu máy, loại hình và các đặc tính của động cơ dẫn động.

Các tiêu chí để so sánh các hệ truyền động khác nhau bao gồm: thời gian của chu kỳ làm việc, mức tổn thất trong truyền động và các tải trọng động phát sinh tại các khâu của hệ thống truyền động. Dựa theo thời gian chu kỳ làm việc của máy sẽ xác định được sự ảnh hưởng của hệ truyền động đến năng suất của máy; dựa theo mức tổn thất trong truyền động sẽ xác định được chi phí nhiên liệu; dựa theo các tải trọng động sẽ xác định được tuổi thọ của máy.

Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, nhóm tác giả biên soạn cuốn “Truyền động thủy động trên các máy xây dựng” nhằm giới thiệu với bạn đọc những nội dung và kiến thức về hệ thống truyền động thủy động.

Cuốn sách bao gồm 5 chương. Nội dung của chương 1 giới thiệu khái niệm, cấu tạo hệ truyền động thủy động, ưu nhược điểm, phân loại, nguyên lý hoạt động và các thông số cơ bản ban đầu của hệ truyền động thủy động. Nội dung các chương còn lại giới thiệu phương pháp tính toán chuyên sâu tương ứng với các chế độ làm việc của hệ truyền động thủy động trên các loại máy xây dựng phổ biến ở Việt Nam, cụ thể như sau:

Chương 1. Khái niệm, cấu tạo, phân loại, nguyên lý hoạt động và các thông số cơ bản ban đầu của truyền động thủy động.

Chương 2. Các thông số chung và các dữ liệu đặc tính ngoài.

Chương 3. Các thông số bên ngoài, các đặc điểm kết cấu của dẫn động và hệ truyền động thủy động.

Chương 4. Cơ sở tính toán công suất của máy ở chế độ chịu tải không bình ổn, tải trọng động trong các cơ cấu của máy.                                                                                                                                                                         Chương 5. Dẫn động thủy động trên một số máy tiêu biểu.

Bình luận

0/1500

Tuyển tập hay nhất

Tuyển tập hay nhất