867 lượt mua
Năm XB: | 2024 | Loại sách: | Sách giấy; Ebook; |
Khổ sách: | 20.5 x 29.7 (cm) | Số trang: | 350 |
Quốc gia: | Việt Nam | Ngôn ngữ: | vi |
Mã ISBN: | 978-604-82-8128-1 | Mã ISBN Điện tử: |
Tiêu chuẩn mới của Việt Nam về tải trọng và tác động TCVN 2737:2023 được đưa vào áp dụng từ tháng 6 năm 2023. Tiêu chuẩn mới này có một số điểm khác biệt so với tiêu chuẩn cũ TCVN 2737:1995, trong đó có sự thay đổi trong một số hệ số vượt tải và hệ số tổ hợp tải trọng, đặc biệt là phần xác định tải trọng gió. Việc tính toán tải trọng gió theo TCVN 2737:2023 có một số điểm giống với Tiêu chuẩn Mỹ (ASCE), và một số điểm giống với Tiêu chuẩn Châu Âu (Eurocode 1). Tuy nhiên, bản chất của một số khái niệm hay phương pháp tính còn chưa thật sự quen thuộc với các sinh viên, kỹ sư Việt Nam do có khác biệt nhiều với tiêu chuẩn cũ, dẫn tới một số lúng túng trong việc áp dụng. Tác giả soạn thảo tài liệu này với nguyện vọng góp một phần nhỏ cho sinh viên, kỹ sư ngành Xây dựng tiếp cận nhanh hơn với tiêu chuẩn mới về tải trọng và tác động, áp dụng cho các công trình bêtông cốt thép.
Phần nội dung về thiết kế kết cấu bêtông cốt thép theo tiêu chuẩn hiện hành (TCVN 5574:2018), các điểm đã được đề cập trong tài liệu trước đây của cùng tác giả. Tài liệu này chủ yếu cập nhật phần liên quan đến tiêu chuẩn mới TCVN 2737:2023 về tải trọng và tác động. Ngoài ra, còn có sự liên hệ trực tiếp giữa tiêu chuẩn mới về tải trọng TCVN 2737:2023 với tiêu chuẩn thiết kế kết cấu bêtông cốt thép TCVN 5574:2018 khi TCVN 2737:2023 có sự điều chỉnh trong quy định về độ võng và chuyển vị (Phụ lục G) để thay thế Phụ lục M của TCVN 5574:2018.
LỜI NÓI ĐẦU | 3 |
CÁC KÝ HIỆU SỬ DỤNG TRONG TCVN 2737:2023 | 8 |
CÁC KÝ HIỆU SỬ DỤNG TRONG TCVN 5574:2018 | 9 |
CÁCH ĐỌC CÁC KÝ HIỆU LATINH | 12 |
PHẦN 1: TỔNG QUAN, VẬT LIỆU VÀ TẢI TRỌNG | 15 |
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VÀ ĐẶC TRƯNG VẬT LIỆU | 15 |
1. Tổng quan về sự làm việc của một kết cấu nhà | 15 |
2. Các trạng thái giới hạn | 16 |
3. Những phương pháp tính toán kết cấu theo TTGH | 17 |
4. Đặc tính vật liệu bêtông | 17 |
5. Cốt thép | 27 |
CHƯƠNG 2: NEO VÀ NỐI CỐT THÉP | 30 |
1. Neo cốt thép | 30 |
2. Nối cốt thép | 32 |
3. Các thanh thép uốn | 35 |
CHƯƠNG 3: CÁC YÊU CẦU VỀ CẤU TẠO | 36 |
1. Lớp bêtông bảo vệ | 36 |
2. Khoảng cách thông thủy tối thiểu giữa các thanh cốt thép | 36 |
3. Bố trí cốt thép dọc | 37 |
4. Bố trí cốt thép ngang | 38 |
5. Cấu tạo các kết cấu BTCT chịu lực chính | 39 |
6. Khoảng cách giữa các khe co giãn | 40 |
CHƯƠNG 4: TẢI TRỌNG | 41 |
1. Tổng quan về các cấu kiện chịu lực và sơ đồ truyền tải trọng đứng | 41 |
2. Tải trọng theo TCVN 2737:2023 | 42 |
3. Quy đổi tải trọng hình tam giác và hình thang | 49 |
4. Tải trọng gió theo TCVN 2737:2023 | 55 |
5. Tổ hợp tải trọng theo TCVN 2737:2023 | 92 |
PHẦN 2: DẦM | 98 |
CHƯƠNG 5: DẦM | 98 |
1. Định nghĩa về các chiều dài nhịp | 98 |
2. Xác định nội lực trong dầm - Phương pháp đàn hồi tuyến tính | 99 |
3. Phân bố lại nội lực trong kết cấu BTCT | 102 |
CHƯƠNG 6: TÍNH TOÁN TIẾT DIỆN CHỊU UỐN | 105 |
1. Lý thuyết tính toán, TTGH 1 (ULS) | 105 |
2. Tiết diện chữ nhật chịu uốn | 107 |
3. Kiểm tra khả năng chịu lực theo nội lực giới hạn | 109 |
4. Tiết diện chữ T chịu uốn | 115 |
CHƯƠNG 7: TÍNH TOÁN CỐT ĐAI | 121 |
1. Trình tự tính toán cốt đai | 122 |
2. Ví dụ áp dụng - tính cốt đai trong dầm | 124 |
3. Dầm trực giao | 125 |
CHƯƠNG 8: CẮT THÉP DỌC | 127 |
1. Trình tự thực hiện | 127 |
2. Bài tập áp dụng | 130 |
CHƯƠNG 9: TÍNH TOÁN THEO TRẠNG THÁI GIỚI HẠN THỨ HAI | 134 |
1. Tính toán cấu kiện bêtông cốt thép theo sự hình thành và mở rộng vết nứt | 134 |
2. Tính toán chiều rộng vết nứt thẳng góc với trục dọc cấu kiện | 135 |
3. Tính toán độ võng dầm BTCT | 143 |
4. Điều kiện về cấu tạo cốt thép cho dầm theo TCVN 5574:2018 | 159 |
PHẦN 3: SÀN | 164 |
CHƯƠNG 10: SÀN | 164 |
1. Sàn làm việc một phương | 164 |
2. Sàn làm việc hai phương | 166 |
3. Một số loại sàn khác | 174 |
CHƯƠNG 11: TÍNH TOÁN CHỌC THỦNG CẤU KIỆN BÊTÔNG CỐT THÉP | 183 |
1. Tính toán chọc thủng theo TCVN 5574:2018 | 183 |
2. Bố trí thép chống chọc thủng | 188 |
CHƯƠNG 12: CẦU THANG VÀ BỂ NƯỚC | 196 |
1. Cầu thang | 196 |
2. Bể nước | 201 |
PHẦN 4: TÍNH TOÁN CỘT VÀ VÁCH CỨNG
| 202 |
CHƯƠNG 13: TÍNH TOÁN CỘT | 202 |
1. Tổng quan về sự làm việc của cột | 203 |
2. Độ lệch tâm | 204 |
3. Phương pháp đơn giản tính cột | 204 |
4. Kể đến hiện tượng uốn dọc - cột mảnh | 206 |
5. Tính toán cấu kiện bê tông cốt thép chịu nén lệch tâm theo nội lực giới hạn | 207 |
6. Phương pháp lập biểu đồ tương tác (N-M) | 210 |
7. Biểu đồ tương tác không thứ nguyên cho cột bêtông cốt thép | 225 |
8. Thiết kế cốt thép gần đúng bằng phương pháp độ lệch tâm | 235 |
9. Cột chịu nén lệch tâm theo hai phương | 236 |
10. Kiểm tra cột chịu cắt | 248 |
11. Phương pháp gần đúng tính cột của Hong Kong cho cột đơn giản | 248 |
12. Tính toán cột tiết diện tròn | 249 |
13. Một số điều kiện cấu tạo khác cho cột | 253 |
CHƯƠNG 14: VÁCH CỨNG | 257 |
1. Tổng quan | 257 |
2. Tính vách chịu đồng thời lực nén và mô men uốn trong mặt phẳng vách | 258 |
3. Tính vách chịu đồng thời lực nén và mô men uốn ngoài mặt phẳng vách | 258 |
4. Tính vách chịu đồng thời lực nén, mô men uốn trong và ngoài mặt phẳng vách | 259 |
5. Tính cốt đai cho vách | 270 |
PHẦN 5: MỘT SỐ CHỦ ĐỀ NÂNG CAO | 273 |
CHƯƠNG 15: HIỆN TƯỢNG CO NGẮN CỦA CỘT - NGUYÊN LÝ CỘT MẠNH - DẦM YẾU | 273 |
1. Hiện tượng co ngắn cột (“shortening”) do tải trọng, từ biến và co ngót .......... | 273 |
2. Nguyên lý cột mạnh - dầm yếu.......................................................................... | 277 |
CHƯƠNG 16: KẾT CẤU CHUYỂN (TRANSFER STRUCTURES) | 280 |
1. Tổng quan | 280 |
2. Sàn chuyển | 281 |
3. Dầm chuyển | 282 |
4. Tính thép | 284 |
5. Những lưu ý đối với kết cấu chuyển | 286 |
CHƯƠNG 17: PHƯƠNG PHÁP GIÀN ẢO | 290 |
1. Tổng quan mô hình giàn ảo theo Eurocode 2 | 290 |
2. Mô hình giàn ảo cho móng nông theo Eurocode 2 | 294 |
3. Mô hình giàn ảo cho đài móng cọc theo Eurocode 2 | 295 |
CHƯƠNG 18: ĐÀI CỌC | 310 |
1. Tính thép dọc cho đài cọc | 310 |
2. Tính toán chống chọc thủng đài cọc | 310 |
PHỤ LỤC | 323 |
Phụ lục A: Một số thuật ngữ và định nghĩa trong TCVN 5574:2018 | 323 |
Phụ lục B: Đặc trưng vật liệu của bêtông và thép thông dụng | 324 |
Phụ lục C: Bảng diện tích cốt thép và cốt thép phân bố | 325 |
Phụ lục D: Chiều dài neo tính toán lan | 327 |
Phụ lục E: Bảng tra các hệ số tính mô men bản sàn làm việc 2 phương (sơ đồ đàn hồi) | 328 |
Phụ lục F: Biểu đồ tương tác không thứ nguyên trong thiết kế cột | 331 |
Phụ lục G: Biểu đồ tương tác cột theo Eurocode 2, bêtông thường (fck < 50MPa) | 333 |
Phụ lục H: Biểu đồ tương tác cột theo Eurocode 2, bêtông cường độ cao (fck = 90MPa) | 335 |
Phụ lục I: Biểu đồ cho cột tròn theo Eurocode 2 với bêtông thường (fck < 50MPa) | 337 |
Phụ lục J: Biểu đồ cho vách cứng với bêtông thường [18] | 339 |
Phụ lục K: Ví dụ bảng tính ván khuôn chịu tải trọng đứng [32] | 343 |
Phụ lục L: Tải trọng và cách thức lắp đặt hệ chống theo ACI 374.2R | 345 |
TÀI LIỆU THAM KHẢO | 347 |
Bình luận