528 lượt mua
Hotline khách lẻ:
0965111197Hotline khách sỉ:
02439741791 - 0904833681Trang chủ/ Thủy lực cơ sở
NXB | Nhà xuất bản Xây dựng | Người dịch: | NXB Xây dựng |
Năm XB: | 2014 | Loại sách: | Sách giấy; Ebook; |
Khổ sách: | 19 x 27 (cm) | Số trang: | 190 |
Quốc gia: | Việt Nam | Ngôn ngữ: | vi |
Mã ISBN: | 978-604-82-0466-2 | Mã ISBN Điện tử: | 978-604-82-4502-3 |
Tập giáo trình Thuỷ lực cơ sở do các cán bộ giảng dạy thuỷ lực thuộc Bộ môn Thuỷ lực - Thuỷ văn Trường Đại học Giao thông Vận tải biên soạn phù hợp với chương trình cải cách giáo dục đại học.
Giáo trình cố gắng sử dụng những hiểu biết toán học tối thiều củng như vấn đề cơ bản của các sách thuỷ lực đã có. Một số lượng đáng kê các thí dụ đáp ứng được khả năng rèn luyện kĩ năng cho sinh viên và làm cho người sinh viên tự do phát triển trí tuệ, tài năng khi học tập, phân tích và áp dụng các nguyên lí chung nhất mà sách đã nêu.
Giáo trình bao gồm 7 chương được sắp xếp theo quá trình hiểu biết từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.
Chương 1 nêu những đặc tính vật lí cơ bản của chất lỏng và lực tác dụng.
Chương 2 thể hiện nguyên lí cơ bản của thuỷ tĩnh học.
Chương 3 đi vào phương trình cơ bản nhất của thuỷ lực trên cơ sở những nguyên lí chung.
Chương 4 trình bày về sức cản thuỷ lực và các công thức tính tôn thất cột nước cho các chế độ chảy khác nhau.
Chương 6 nêu nguyên lí và các trường hợp cơ bản nhất của tính toán thuỷ lực đường ống chảy ổn định.
Chương 5, 7 thể hiện dòng đều và cách áp dụng phương trình Bécnuli tính dòng chảy qua lỗ, qua vòi, hiện tượng va đập thuỷ lực.
Các chương 5 và 7 do TS. Phùng Văn Khương viết, các chương 3, 4 và 6 do PGS. TS. Trần Đình Nghiên viết, chương 1 và 2 do NGƯT. ThS. Phạm Văn Vĩnh viết.
Trang | |
Lời giới thiệu | 3 |
Chương 1. Mở đầu | |
1.1. Giới thiệu môn học và phương pháp nghiên cứu | 5 |
1.2. Khái quát về sự phát triển của ngành khoa học thuỷ lực | 6 |
1.3. Những đặc tính vật lí cơ bản của chất lỏng | 9 |
1.4. Các loại lực tác dụng | 15 |
1.5. Úng suất trong chất lỏng thực | 16 |
1.6. Một số dụng cụ đo | 19 |
Chương 2. Thuỷ tĩnh học | |
2.1. Áp suất thuỷ tĩnh - áp lực | 23 |
2.2. Phương trình vi phân cân bằng ơle - điều kiện cân bằng - mặt đẳng áp và mặt đẳng thế | 24 |
2.3. Sự cân bằng của chất lỏng | 26 |
2.4. Các loại áp suất - biểu đồ phân bố áp suất - đồ áp lực | 29 |
2.5. Bình thông nhau - định luật Patscal và ứng dụng | 31 |
2.6. Sự cân bằng của chất lỏng trong trường hợp tĩnh tương đối | 33 |
2.7. Tính áp lực chất lỏng lên thành phẳng | 37 |
2.8. Tính áp lực chất lỏng lên thành cong | 40 |
2.9. Định luật Acsimet - sự nổi của vật | 43 |
Chương 3. Cơ sở động lực học chất lỏng và các phương trình | |
3.1. Các bài toán động lực học chất lỏng | 50 |
3.2. Các khái niệm cơ bản | 51 |
3.3. Chuyển động có thế, chuyển động xoáy, thế vận tốc, hàm dòng | 56 |
3.4. Phương trình liên tục | 64 |
3.5. Phương trình vi phân chuyển động ơle cho chất lỏng lí tưởng (Chất lỏng không nhớt) | 85 |
3.6. Tích phân phương trình vi phân chuyển động của chất lỏng lí tưởng | 87 |
3.7. Phương trình bécnuli cho tia dòng của chuyển động chất lỏng thực | 93 |
3.8. Giải thích phương trình Bécnuli cho tia dòng của chất lỏng không nhớt và chất lỏng thực | 93 |
3.9. Phương trình chuyển động của chất lỏng nhớt (Phương trình Naviê-Stốc) | 97 |
3.10. Phương trình bécnuli cho toàn dòng chảy thực chảy ổn định | 99 |
3.11. Úng dụng phương trình bécnuli | 103 |
3.12. Phương trình động lượng của toàn dòng chảy ổn định | 115 |
Chương 4. Sức cản thuỷ lực - tổn thất cột nước | |
4.1. Những dạng tổn thất | 122 |
4.2. Hai chế độ chảy, thí nghiệm râynôn | 122 |
4.3. Lực ma sát và công thức tính tổn thất dọc đường trong dòng chảy đều | 125 |
4.4. Chế độ chảy tầng trong ống | 129 |
4.5. Sự quá độ tìr chế độ chảy tầng sang chảy rối | 134 |
4.6. Nguồn gốc của rối và ứng suất tiếp | 135 |
4.7. Tổn thất cục bộ | 160 |
4.8. Hiểu biết ban đầu về lớp biên | 172 |
Chương 5. Dòng chảy qua lỗ và vòi - hiện tượng va đập thuỷ lực | |
5.1. Khái niệm và phân loại | 181 |
5.2. Dòng chảy tự do qua lỗ nhỏ thành mỏng, cột áp không đổi | 182 |
5.3. Dòng chảy tự do qua lỗ to, thành mỏng cột áp không đổi | 184 |
5.4. Dòng chảy qua lỗ có thành hình đường dòng, lỗ có co hẹp không hoàn chỉnh | 185 |
5.5. Dòng chảy qua vòi hình trụ gắn ngoài cột áp không đổi (hình 5.13) | 186 |
5.6. Các loại vòi khác | 189 |
5.7. Dòng chảy qua lỗ và vòi khi cột áp thay đổi, thời gian tháo cạn bể chứa | 190 |
5.8. Sự tạo thành phễu khi chất lỏng chảy qua lỗ | 193 |
5.9. Khái niệm va đập thuỷ lực trong ống | 194 |
Bài tập | 199 |
Chương 6. Tính thuỷ lực đường ống | |
6.1. Khái niệm cơ bản về đường ống, công thức tính cơ bản | 213 |
6.2. Tính đường ống đơn giản, đường ống ngắn | 214 |
6.3. Tính đường ống dài | 218 |
6.4. Đường ống có lưu lượng thay đổi dọc đường - đường ống thu nước | 224 |
6.5. Đường ống có khối lượng giảm dọc theo dòng chảy hay đường ống phân phối nước | 231 |
Bài tập | 253 |
Chương 7. Dòng chảy đều, không áp trong lòng dẫn hở | |
7.1. Các khái niệm cơ bản | 256 |
7.2. Phương trình liên tục | 256 |
7.3. Phương trình chuyển động | 257 |
7.4. Hệ số ma sát | 258 |
7.5. Tính toán lưu lượng của kênh có đáy cố định | 263 |
7.6. Kênh có mặt cắt lợi nhất về thuỷ lực | 265 |
7.7. Các bài toán về dòng chảy đều trong lòng dẫn hở | 267 |
7.8. Lòng dẫn .có mặt cắt phức tạp | 268 |
7.9. Tính lưu lượng của lòng dẫn có đáy di động | 269 |
7.10. Dòng chảy trong đoạn cong | 272 |
7.11. Dòng chảy đều, không áp trong kênh kín | 273 |
7.12 Diều kiện lưu lượng cực đại và vận tốc trung bình cực đại trong kênh kín | 274 |
Bài tập | 276 |
Phụ lục | |
Phụ lục 1.1. Bảng các đơn vị thường dùng | 282 |
Phụ lục 1.2. Tỉ trọng của các loại chất lỏng ô (ô là tỉ số giữa trọng lượng nước cùng thể tích ở t = 4°C) | 283 |
Phụ lục 1.3. Bảng cho hệ sô nhớt của một số loại chất lỏng | 284 |
Phụ lục 2.1. Mômen quán tính jc (ứng với trục nằm ngang đi qua trọng tâm C), toạ độ trọng tâm yc và diện tích s của một số hình phẳng | 285 |
Bình luận