Thiết kế ụ khô trong nhà máy đóng tàu và sửa chữa tàu thủy
4.5
1615
Lượt xem
7
Đã bán
Chọn sản phẩm
215.000₫
1 Tháng
  • 1 Tháng
  • 3 Tháng
  • 6 Tháng
  • Vĩnh viễn
35.000₫
Thành tiền 215.000₫
Thông tin xuất bản
NXB
Nhà xuất bản Xây dựng
Người dịch:
NXB Xây dựng
Năm XB:
2019
Loại sách:
Sách giấy; Ebook;
Khổ sách:
19 x 27 (cm)
Số trang:
411
Quốc gia:
Việt Nam
Ngôn ngữ:
vi
Mã ISBN:
978-604-82-2816-3
Mã ISBN Điện tử:
978-604-82-3585-7

“Nước ta phải trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, trên cơ sở phát huy mọi tiềm năng từ biển, phát triển toàn diện các ngành, nghề biển với cơ cấu phong phú, hiện đại, tạo ra tốc độ phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả cao với tầm nhìn dài hạn” là tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt mà Nghị quyết Hội nghị lần thứ IV - Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X đã nêu rõ. Trong cơ cấu các ngành, nghề biển cần tập trung phát triển, ngành công nghiệp đóng tàu, bao gồm đóng mới tàu và sửa chữa tàu thủy, luôn chiếm vị trí ưu tiên hàng đầu vì nó không chỉ là một trong những ngành công nghiệp chủ chốt mà còn đóng vai trò hết sức quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế biển, khai thác, quản lý nguồn lợi và bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển. Vì vậy việc đầu tư xây mới và hiện đại các cơ sở đóng tàu và sửa chữa tàu thủy vừa là công việc cấp bách, vừa là công tác thường xuyên.

Nhà máy đóng tàu và sửa chữa tàu thủy thường bao gồm các bộ phận chủ yếu như: Các phân xưởng sản xuất; Thiết bị năng lượng; Kho bãi; Khu nước và Công trình thủy công. Trong số đó, Công trình thủy công, với công dụng chính là nâng - hạ tàu, có vai trò trung tâm, quy mô thường lớn nhất, có mức độ phức tạp nhất cả về thiết kế, kỹ thuật xây dựng và thi công. Trong suốt lịch sử phát triển của ngành đóng tàu đã có nhiều dạng công trình thủy công được sử dụng như: Đà tàu; Triền tàu; Ụ khô; Ụ nước và Ụ nổi. Trong số các dạng công trình thủy công nêu trên, mặc dù ra đời sau nhưng trong thời gian gần đây ụ khô đã, đang trở thành loại công trình nâng hạ tàu được xây dựng nhiều nhất và chắc chắn sẽ là loại công trình nâng - hạ tàu được phát triển chủ yếu trong tương lai do có nhiều ưu điểm nổi bật như: Độ tin cậy cao; Tuổi thọ công trình rất lớn (phổ biến từ 50 đến 70 năm, thậm chí có thể đến 100 năm); Quá trình nâng - hạ tàu êm thuận, an toàn, không tác động cơ học đến thân tàu (đặc biệt là các loại tàu lớn và tàu đặc biệt); Không hạn chế kích thước tàu cần được nâng - hạ;…   

Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay, các tài liệu hiện đại chuyên ngành xây dựng về nhà máy đóng tàu và sửa chữa tàu thủy còn tương đối ít ngoại trừ một số lượng nhỏ các giáo trình giảng dạy đại học chuyên ngành Công trình thủy, đặc biệt là thiếu các tài liệu chuyên sâu về các dạng công trình thủy công đặc biệt như ụ khô. Trong cuốn sách “Thiết kế ụ khô trong nhà máy đóng tàu và sửa chữa tàu thủy”, nhóm tác giả đã tập hợp các tài liệu kỹ thuật chuyên ngành, lý thuyết, các mô hình tính toán, các đồ án thiết kế, các công trình xây dựng tiêu biểu, các bài học kinh nghiệm để trình bày chi tiết các nội dung về quá trình hình thành, phát triển, vai trò, chức năng, cấu tạo, phương pháp thiết kế, nội dung tính toán, hệ thống các trang thiết bị kỹ thuật và những lưu ý khi thi công ụ khô.  

Nội dung cuốn sách là nguồn tài liệu kỹ thuật chuyên ngành bổ ích cho các giảng viên, học viên cao học và sinh viên chuyên ngành Xây dựng công trình thủy cũng như các chuyên ngành có liên quan. Cuốn sách đồng thời cũng là tài liệu tham khảo hữu ích cho các cán bộ, kỹ sư ngành xây dựng công trình.

Bình luận

0/1500

Cùng chủ đề

Cùng chủ đề

Xem toàn bộ

Tuyển tập hay nhất

Tuyển tập hay nhất