891 lượt mua
Năm XB: | 2021 | Loại sách: | Sách giấy; Ebook; |
Khổ sách: | 19 x 26.5 (cm) | Số trang: | 280 |
Quốc gia: | Việt Nam | Ngôn ngữ: | vi |
Mã ISBN: | 978-604-82-4370-8 | Mã ISBN Điện tử: | 978-604-82-6264-8 |
Cuốn sách "Thiết kế nút giao thông và điều khiển giao thông bằng đèn tín hiệu" được biên soạn dựa trên các tài liệu, giáo trình cùng các quy trình, quy phạm đã ban hành và được sử dụng ở trong và ngoài nước, kết hợp với những bài giảng của chúng tôi cho sinh viên, học viên cao học, bổ túc cho các kỹ sư thuộc chuyên ngành đường ôtô, đường thành phố và ngành giao thông công chính cùng một số những kết quả nghiên cứu, thiết kế phục vụ sản xuất trong những năm qua.
Nội dung cuốn sách bao gồm hai phần có quan hệ chặt chẽ với nhau: Phần một — Thiết kế nút giao thông: Phần này trình bày các vấn đề liên quan đến tính toán các thông số, những giải pháp thiết kế kỹ thuật các loại nút giao thông ngang mức, khác mức; công tác điều tra, khảo sát, luận chứng kinh tế — kỹ thuật phục vụ cho nghiên cứu lập dự án khả thi.
Phần hai - Điều khiển giao thông bằng đèn tín hiệu: Nội dung phần này trình bày các phương án lập pha; tính toán chi tiết các thông số kỹ thuật để thiết kế điều khiển đèn tín hiệu (như: xác định thời gian cho một chu kỳ đèn, phân bổ đèn xanh cho các pha, tổn thất thời gian qua nút...); phương pháp thiết lập, tổ chức điều khiển phối hợp đồng bộ liên hoàn (làn sóng xanh) cho hàng loạt các nút giao thông trên cùng một đường phố cũng như cách điều khiển tổ chức giao thông một chiều.
Trang | |
Lời nói đầu | 3 |
PHẦN 1: THIẾT KÊ NÚT GIAO THÔNG | |
Mở đầu | 5 |
Chương 1. Phân loại và các tiêu chuẩn đánh giá, lựa chọn loại hình nút giao thông | |
1.1. Phân loại nút giao thông | 8 |
1.2. Đánh giá mức độ phức tạp, an toàn (mức độ nguy hiểm) của nút giao thông | 14 |
1.3. Các tiêu chuẩn lựa chọn biện pháp tổ chức giao thông và lựa chọn loại hình của nút giao thông | 21 |
Chương 2. Tính toán xác định khả năng thông hành của nút giao thông | |
2.1. Xác định khả năng thông hành của nút giao nhau của hai đường cùng cấp và khác cấp có hai làn xe và không có đèn điều khiển | 30 |
2.2. Xác định khả năng thông hành của nút giao ngang mức có đèn điều khiển | 38 |
2.3. Xác định khả năng thông hành của nút giao thông hoạt động theo luật ưu tiên | 43 |
2.4. Khả năng thông xe của xe đạp, hè phố, đường dành cho người đi bộ | 50 |
2.5. Kiểm tra khả năng phục vụ của nút giao thông | 51 |
Chương 3. Thiết kế nút giao thông ngang mức | |
3.1. Các loại hình nút giao thông ngang mức | 54 |
3.2. Xác lập tốc độ tính toán xe chạy trong nút giao thông ngang mức | 61 |
3.3. Tính toán một số’ chỉ tiêu kĩ thuật dùng cho thiết kế nút giao thông ngang mức | 63 |
3.4. Thiết kế cấu tạo một số chi tiết của nút giao thông ngang mức | 78 |
3.5. Một số giải pháp kĩ thuật và tổ chức giao thông đơn giản để cải tạo nút giao nhau ngang mức (ngã tư) | 104 |
Chương 4. Thiết kế nút giao thông khác mức | |
4.1. Phân loại và hình dạng | 130 |
4.2. Các tiêu chuẩn kĩ thuật liên quan đến thiết kế các yếu tố của | |
nút giao thông khác mức | 134 |
4.3. Các dạng giao nhau khác mức | 141 |
4.4. Các dạng giao nhau ngã ba khác mức | 152 |
Chương 5. Công tác điều tra và khảo sát, lập luận chứng kinh tế - kĩ thuật xây dựng hoặc cải tạo nút giao thông | |
5.1. Công tác điều tra và khảo sát, đăng kí hiện trạng của khu vực nút giao thông cần xây dựng hoặc cải tạo | 160 |
5.2. Tính toán xác định tổng tổn thất thời gian của các hành trình xe đi qua nút giao thông | 170 |
5.3. Luận chứng kinh tế lựa chọn loại hình nút giao thông | 177 |
Chương 6. Những ví dụ tính toán, thiết kế nút giao thông | |
6.1. Tính toán một số’ các chỉ tiêu sử dụng trong giai đoạn nghiên cứu | |
lập dự án khả thi nút giao thông | 183 |
6.2. Ví dụ thiết kế cải tạo nút giao thông vòng xuyến | 190 |
6.3. Ví dụ thiết kế cải tạo nút giao thông Cây Gõ, Quận 11, TP. HCM | 194 |
6.4. Ví dụ hai phương án giao nhau khác mức cải tạo nút giao thông Cửa Nam (Hà Nội) | 196 |
6.5. Cải tạo mặt bằng nút giao thông tại các đường phố cũ trong đô thị | 199 |
6.6. Ví dụ về việc áp dụng các giải pháp đơn giản để thiết kế nút giao thông ngang mức ở nước ngoài | 200 |
PHẦN 2 ĐIỀU KHIỂN GIAO THÔNG BẰNG ĐÈN TÍN HIỆU | |
Mở đầu | 203 |
Chương 7. Các đặc tính điều khiển đèn tín hiệu | |
7.1. Cách lập pha và lệnh điều khiển (lệch-TACK) | 205 |
7.2. Thời gian xen kẽ giữa hai xanh và thời gian chuyển pha | 208 |
7.3. Lưu lượng dòng xe bão hoà s (Saturation flow) | 211 |
7.5. Khảo sát thực nghiệm xác định lưu lượng dòng bão hoà | 219 |
Chương 8. Tính toán thời gian cho đèn tín hiệu giao thông | |
8.1. Năng lực thông hành của tuyến vào nút có đèn điều khiển | 224 |
8.2. Thời gian chậm xe tại nút (delay estimation) | 225 |
8.3. Tính toán tổn thất thời gian cho một chu kì đèn | 228 |
8.4. Hệ số lưu lượng và luồng xe đại diện | 229 |
8.5. Tính toán thời gian cho một chu kì đè.n | 229 |
Chương 9. Thiết kế đèn tín hiệu | |
9.1. Phân phối đèn xanh cho các pha | 233 |
9.2. Dự trữ năng lực thông hành của nút giao thông (Reserve capacity of ajunction - R.C) | 234 |
9.3. Tính toán khả năng thông qua nút của làn xe rẽ trái (trường hợp không có các pha riêng rẽ trái) | 235 |
9.4. Tính toán dòng xe xếp hàng chờ đèn xanh | 236 |
9.5. Điều khiển đèn theo cách "cắt sớm" và "mở muộn" | 237 |
9.6. Trình tự thiết kế tổ chức giao thông bằng đèn tín hiệu | 239 |
9.7. Các ví dụ | 241 |
Chương 10. Điều khiển giao thông phôi hợp và giao thông một chiều | |
10.1. Điều khiển giao thông phối hợp giữa các ngã tư kề liền bằng | |
hệ thống đèn tín hiệu | 247 |
10.2. Tổ chức giao thông một chiều trên đường phố (đường một chiều) | 260 |
10.3. Trung tâm điều khiển tổ chức giao thông | 267 |
10.4. Đánh giá hiệu quả tổ chức giao thông | 272 |
Kết luận | 274 |
Tài liệu tham khảo | 275 |
Bình luận