Thiết kế kết cấu công trình chịu động đất
4.5
1136
Lượt xem
32
Đã bán
Chọn sản phẩm
107.000₫
1 Tháng
  • 1 Tháng
  • 3 Tháng
  • 6 Tháng
  • Vĩnh viễn
14.000₫
Thành tiền 107.000₫
Thông tin xuất bản
NXB
Nhà xuất bản Xây dựng
Người dịch:
Năm XB:
2022
Loại sách:
Sách giấy; Ebook;
Khổ sách:
17 x 24 (cm)
Số trang:
168
Quốc gia:
Việt Nam
Ngôn ngữ:
vi
Mã ISBN:
978-604-82-6135-1
Mã ISBN Điện tử:
978-604-82-6542-7

Hiện nay, các tiêu chuẩn thiết kế xây dựng đang được soát xét, biên soạn theo định hướng phù hợp với hệ thống tiêu chuẩn thiết kế Eurocosde. Để đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn, cuốn sách “Thiết kế kết cấu công trình chịu động đất” đã được ra đời.

Nội dung cuốn sách được biên soạn dựa trên cơ sở chấp nhận BS EN 1998-1:2004 Part 1: General rules, seismic actions and rules for buildings, hiệu đính 2009, 2011 và 2013, có lược bớt một số nội dung, bổ sung hoặc thay thế các phần mang tính đặc thù Việt Nam và sắp xếp, cấu trúc lại các phần để thuận lợi trong việc áp dụng. Nội dung sách còn được tham khảo, bổ sung từ các tiêu chuẩn, tài liệu, sách hướng dẫn có liên quan đến tính toán, thiết kế công trình nhà chịu động đất đã được các nhà xuất bản có uy tín ở trong và ngoài nước công bố.

Do có những quy định khác nhau về nguyên tắc, cơ sở tính toán, vật liệu sử dụng, giải pháp cấu tạo, giữa các tiêu chuẩn thiết kế hiện nay của hai hệ thống tiêu chuẩn TCVN và EN, để đảm bảo nguyên tắc sử dụng đồng bộ các tiêu chuẩn theo quy định của Luật Xây dựng số 50/2014/QH13, nên nội dung của cuốn sách chỉ trình bày chi tiết các nội dung liên quan trực tiếp đến phương pháp phân tích, tính toán kết cấu cho công trình nhà chịu động đất. Vì vậy, khi thiết kế cụ thể, ngoài việc thực hiện theo các quy định trong cuốn sách thì còn phải tuân thủ các quy định thiết kế cụ thể cho các loại vật liệu, cấu kiện, các dạng kết cấu khác nhau, được quy định trong EN1998-1, các tiêu chuẩn thiết kế kết cấu từ EN 1990 đến EN 1999 và các tiêu chuẩn khác có liên quan.

Sách gồm 6 chương:

- Chương 1. Các yêu cầu cơ bản trong thiết kế công trình chịu động đất;

- Chương 2. Điều kiện đất nền và tác động của động đất;

- Chương 3. Thiết kế kết cấu nhà chịu động đất;

- Chương 4. Hệ số ứng xử của các kết cấu chịu lực;

- Chương 5. Giải pháp cấu tạo kháng chấn;

- Chương 6. Ví dụ tính toán.

Và 7 Phụ lục, gồm:

- Phụ lục A. Phổ phản ứng chuyển vị đàn hồi;

- Phụ lục B. Xác định chuyển vị mục tiêu đối với phân tích tĩnh phi tuyến (đẩy dần);

- Phụ lục C. Hệ số khuếch đại địa hình;

- Phụ lục D. Phân lo ai công trình theo mức độ quan trọng;

- Phụ lục E. Các quy định cho “nhà xây đơn giản”;

- Phụ lục G. Danh sách các địa phương áp dụng phổ loại 1 và loại 2;

- Phụ lục H. Bảng chuyển đổi từ đỉnh gia tốc sang cấp động đất;

Cuốn sách là một tài liệu chuyên ngành, đáp ứng tốt cho các cán bộ, giảng viên, học viên, sinh viên trong công tác nghiên cứu, giảng dạy và đào tạo tại các cơ sở giáo dục đại học, viện nghiên cứu, các đơn vị tư vấn thiết kế, ... liên quan đến lĩnh vực xây dựng.

 

Bình luận

0/1500

Cùng chủ đề

Cùng chủ đề

Xem toàn bộ

Tuyển tập hay nhất

Tuyển tập hay nhất