891 lượt mua
Hotline khách lẻ:
0965111197Hotline khách sỉ:
02439741791 - 0904833681Năm XB: | 2023 | Loại sách: | Sách giấy; Ebook; |
Khổ sách: | 19 x 27 (cm) | Số trang: | 339 |
Quốc gia: | Việt Nam | Ngôn ngữ: | vi |
Mã ISBN: | 978- 604-82- 7156-5 | Mã ISBN Điện tử: | 978-604-82-4283-1 |
Tiêu chuẩn mới của Việt Nam về thiết kế kết cấu bê tông cốt thép TCVN 5574:2018 được phát hành năm 2019, nhằm thay thế tiêu chuẩn cũ TCVN 5574:2012. Tuy nhiên, việc áp dụng tiêu chuẩn mới TCVN 5574:2018 vào thực tế còn nhiều khó khăn do nhiều kỹ sư, sinh viên, giảng viên trong cộng đồng xây dựng Việt Nam còn chưa kịp nắm bắt để vận dụng tốt. Nhu cầu về một cuốn sách với những ví dụ minh họa chi tiết việc áp dụng tiêu chuẩn mới TCVN 5574:2018 là rất cấp bách, đó là lý do thôi thúc tác giả biên soạn cuốn sách này.
Tiêu chuẩn TCVN 5574:2018 dựa theo tiêu chuẩn Nga (SP 63.13330.2012). Điều đáng tiếc theo tác giả là cách sử dụng các ký hiệu, cách tiếp cận vẫn giống như TCVN 5574:2012 trước đây mà chưa theo các tiêu chuẩn phương Tây phổ biến như Eurocodes của châu Âu hay ACI của Hoa Kỳ. Ví dụ cường độ vật liệu vẫn còn được ký hiệu là R giống như của Pháp trước đây, trong khi ở Pháp giờ đã chuyển sang gọi theo tiêu chuẩn châu Âu (và giống Mỹ) là f; hay những thuộc tính của bê tông vẫn được ký hiệu là b giống ở Pháp trước đây (béton) trong khi giờ Pháp và các tiêu chuẩn phương Tây đều dùng là c (viết tắt của “concrete”, nghĩa là bê tông trong tiếng Anh); trong khi đó, việc ký hiệu cho thép là s (viết tắt của tiết Anh “steel”), nghĩa là có sự trộn lẫn của nhiều ngôn ngữ khác nhau trong tiêu chuẩn. Ngoài ra hiện nay Việt Nam sử dụng tiêu chuẩn thiết kế chống động đất TCVN 9386:2016 là tiêu chuẩn được dịch từ Eurocode 8, tất cả các ký hiệu đều được sử dụng theo Eurocodes, điều đó dẫn tới việc khó khăn cho các kỹ sư trong việc sử dụng đồng thời hai hệ thống ký hiệu.
Tuy nhiên, so với tiêu chuẩn cũ thì tiêu chuẩn mới TCVN 5574:2018 có một số điểm mới đáng được ghi nhận, trong đó có thay đổi từ cách thức thiết kế theo ứng suất (mô hình cổ điển, trong các tiêu chuẩn trước đây) sang mô hình biến dạng khi tính toán tiết diện cấu kiện. Điều này phù hợp với ứng xử thực tế của vật liệu hơn. Mô hình này được khuyến nghị ưu tiên sử dụng để tính toán theo các trạng thái giới hạn (thứ nhất và thứ hai) cho các cấu kiện chịu tác dụng của moment uốn và lực dọc. Đối với các cấu kiện có hình dạng tiết diện đơn giản (chữ nhật, chữ T, chữ I) thì vẫn cho phép sử dụng phương pháp nội lực giới hạn nhưng có điều chỉnh. Ngoài ra, còn có các điểm mới liên quan đến tính toán chịu cắt, chọc thủng, nén cục bộ, xoắn, độ võng...
Cuốn sách trình bày từ những phần đơn giản cho sinh viên và kỹ sư mới ra trường như tính toán tải trọng, dầm, sàn, cho tới những phần nâng cao như tính toán cột, vách theo biểu đồ tương tác, tính toán độ võng,... Những vấn đề xuất hiện rất gần đây trong ngành xây dựng ở Việt Nam và trên thế giới cũng được đề cập, như tính toán độ co ngắn của cột (“shortening”, cho kết cấu siêu cao tầng), kết cấu chuyển (dầm chuyển, sàn chuyển, cho các kết cấu hiện đại); do đó một số phương pháp sâu hơn cũng được đề cập như cách tính chi tiết từ biến, co ngót hay mô hình giàn ảo (“struts and ties”). Những phương pháp này không được đề cập trong TCVN 5574:2018, tác giả vận dụng Eurocode 2 và các công bố khoa học gần đây để giúp bạn đọc có thể tiếp cận cách giải quyết những vấn đề nâng cao này.
Bình luận