Tai biến động đất và sóng thần
4.5
1503
Lượt xem
1
Đã bán
Chọn sản phẩm
138.000₫
1 Tháng
  • 1 Tháng
  • 3 Tháng
  • 6 Tháng
  • Vĩnh viễn
24.000₫
Thành tiền 138.000₫
Thông tin xuất bản
NXB
Nhà xuất bản Xây dựng
Người dịch:
NXB Xây dựng
Năm XB:
2015
Loại sách:
Sách giấy; Ebook;
Khổ sách:
19 x 26.5 (cm)
Số trang:
282
Quốc gia:
Việt Nam
Ngôn ngữ:
vi
Mã ISBN:
978-604-82-1532-3
Mã ISBN Điện tử:
978-604-82-3414-0

Tai biến động đất và sóng thần cùng với các tai biến thiên nhiên khác đã, đang và sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho tính mạng, tài sản và hoạt động kinh tế, công trình của con người. Tai biến động đất, sóng thần không chỉ xảy ra trong khuôn khổ của một quốc gia, vùng lãnh thổ mà còn là vấn đề chung cho cả nhân loại. Thật vậy, ngày 26/12/2004 trận động đất ở Aceh, đảo Sumatra của Indonesia đã gây nên các đợt sóng thần ảnh hưởng đến 13 quốc gia ven vùng biển Ấn Độ Dương gây thiệt mạng hơn 226.000 người, hàng triệu người khác lâm vào cảnh màn trời chiếu đất không nhà cửa, hơn 100.000 trẻ em đã trở thành trẻ mồ côi trong chốc lát, thậm chí có gia đình chỉ trong 10 phút đã mất đi hàng trăm người thân thích. Trận động đất này được ví bằng 23.000 quả bom nguyên tử do Mỹ thả xuống Hiroshima của Nhật Bản năm 1945. Có thể nói rằng đây là một trong những thảm họa tự nhiên  lớn  nhất  lịch  sử  đương  đại  của  thế  giới.  Tiếp  theo  đó,  ngày 03/11/2011 tại đới hút chìm ngoài khơi vùng biển phía Đông Bắc Nhật Bản đã xảy ra trận động đất gây thiệt mạng hơn 143.000 người. Theo cơ quan khảo sát địa chất Hoa Kỳ, trận động đất này đã di chuyển đảo Honshu 2,4m về phía Đông và làm lệch trục Trái Đất khoảng 10cm. Chính phủ Nhật Bản cho biết tổn thất do động đất và sóng thần tàn phá miền Đông Bắc có thể lên đến con số ước tính khoảng trên 309 tỷ USD. Động đất sóng thần kép ngày 11/3/2011 đã gây nên phá hủy nhà máy hạt nhân Fukushima Daiichi chất phóng xạ phát tán ra môi trường xung quanh gây ô nhiễm nghiêm trọng, hàng nghìn hộ gia đình và người dân buộc phải di tản khỏi vùng bán kính nguy hiểm xung quanh lò phản ứng hạt nhân. Đây có thể nói cũng là mức kỷ lục của thế giới về thiệt hại do tai biến tự nhiên gây ra đối với một quốc gia trong lịch sử nhân loại.

Những thiệt hại nặng nề do động đất và sóng thần gây ra một lần nữa nhắc nhở nhân loại về nhiều khía cạnh: sự thiếu hụt về hiểu biết và dự phòng thiên tai, sự chênh lệch về trình độ khoa học giữa các nước, sự thiếu đoàn kết trong việc phối hợp cảnh báo thiên tai toàn cầu và sự chủ quan lơ là về công tác nghiên cứu, dự báo... Ngày nay, cùng với sự phát triển vượt bậc về khoa học và công nghệ trong hơn nửa thế kỷ qua nhưng chúng ta vẫn thể hiện sự lúng túng trong việc cảnh báo và dự phòng để giảm thiểu các thiệt hại do động đất và sóng thần gây ra. Thật vậy, với động đất và sóng thần ngày 11/3/2011, Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan từng tuyên bố rằng: “Trong vòng 65 năm từ sau Thế chiến thứ II, đây là cuộc khủng hoảng khó khăn  và  gay  go  nhất  mà  Nhật  Bản  phải  đối  mặt”. Sau  4 năm, ngày 11/3/2015, phát biểu tại buổi lễ kỷ niệm 4 năm xảy ra thảm họa kép động đất và sóng thần năm 2011, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã nói trong buổi lễ tưởng niệm: “Cho đến tận hôm nay, 4 năm sau khi xảy ra thảm họa kép động đất và sóng thần, rất nhiều người không thể trở về ngôi nhà của mình và còn 230.000 người buộc phải sống trong những tình cảnh rất khó khăn, không còn kế sinh nhai sau sự cố hạt nhân xảy ra sau đó”.

Bình luận

0/1500

Tuyển tập hay nhất

Tuyển tập hay nhất