Tác giả tiêu biểu: PGS.TS. Phạm Đức Nguyên

Tác giả tiêu biểu: PGS.TS. Phạm Đức Nguyên

Nhà giáo ưu tú, Giảng viên cao cấp, PGS. TS Phạm Đức Nguyên. 
Ông sinh năm 1940 tại huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.

 

Thầy là một trong những chuyên gia đầu ngành lĩnh vực Kiến trúc khí hậu, Kiến trúc môi trường, Kiến trúc xanh / bền vững tại Việt Nam. Nhiều đề tài nghiên cứu khoa học của thầy được ứng dụng trong thực tế. Thầy là tác giả của nhiều cuốn sách và rất nhiều bài báo trong lĩnh vực chuyên ngành. 

Đạt nhiều giải thưởng Kiến trúc quốc gia về phát triển kiến bền vững, kiến trúc; Giải thưởng về Quy hoạch đô thị Quốc gia về kiến trúc xanh, công trình xanh, đô thị xanh, …
PGS.TS. Nhà giáo ưu tú Phạm Đức Nguyên là một người thầy tận tuỵ trong công tác đào tạo đại học và sau đại học. 

 


1. Chức vụ: 
Phó Chủ tịch + Tổng thư ký Hội Môi trường xây dựng Việt Nam;
Phó Chủ tịch Hội đồng xây dựng xanh VN (GBC of Vietnam) ;
Ủy viên Hội đồng kiến trúc xanh (Hội Kiến trúc sư) Việt Nam;
Ủy viên BCH Tổng Hội xây dựng Việt Nam;
Ủy viên BCH Hội Chiếu sáng Việt Nam.
2. Đơn vị công tác: ĐH Xây dựng (nghỉ hưu), Hội Môi trường xây dựng Việt Nam.
3. Tác phẩm: 
- Phạm Đức Nguyên (dịch). Âm học kiến trúc (Raumakustik, 1959). Thiết kế âm học các nhà hát và phòng hoà nhạc. Karl Hanus. Nxb KH&KT, 1977.
- Phạm Đức Nguyên. Âm học trong kiến trúc và xây dựng. Trong “Vật lý xây dựng” tập 2, phần III. Nxb Xây dựng, 1982.
- Phạm Đức Nguyên. Chống tiếng ồn và chấn động trong sản xuất. Trong “Kỹ thuật Bảo hộ lao động”. Nxb ĐH&THCN, 1979.
- Phạm Đức Nguyên. Chiếu sáng tự nhiên và nhân tạo các công trình kiến trúc. Nxb KHKT, 1997, 1999.
- Phạm Đức Nguyên, Nguyễn Thu Hoà, Trần Quốc Bảo. Các giải pháp kiến trúc khí hậu Việt Nam. Nxb KHKT, 1998, 2000. Giải thưởng Kiến trúc Quốc gia năm 1998 (Giải khuyến khích).
- Phạm Đức Nguyên. Âm học kiến trúc. Cơ sở lý thuyết và các giải pháp ứng dụng. Nxb KHKT, 2000. Giải thưởng Kiến trúc Quốc gia năm 2000. (Giải Ba).
- Phạm Đức Nguyên. Kiến trúc sinh khí hậu. Nxb Xây dựng, 12/2002. Giáo trình cho cao học kiến trúc, 260 trang. Giải thưởng Kiến trúc Quốc gia năm 2002 (Giải thưởng tiếp cận tri thức mới trong kiến trúc hiện đại).
- Phạm Đức Nguyên (chủ biên), Nguyễn Thu Hoà, Trần Quốc Bảo. Các giải pháp kiến trúc khí hậu Việt Nam. Nxb KHKT, In lần thứ 4 có sửa chữa bổ sung. 2006.
- Phạm Đức Nguyên. Chiếu sáng trong kiến trúc. Thiết kế tạo môi trường ánh sáng tiện nghi và sử dụng năng lượng có hiệu quả. Nxb KHKT, 11/2006. Giải thưởng kiến trúc quốc gia năm 2006 (Giải Ba). 
- Phạm Đức Nguyên. Âm học kiến trúc. Âm học đô thị. Nxb Xây dựng, 2008.

-Phạm Đức Nguyên. Phát triển kiến trúc bền vững, kiến trúc xanh ở Việt Nam. NXB Tri thức. 2012. Giải thưởng Kiến trúc Quốc gia năm 2012 (Giải Nhì). Sách là giáo trình môn học trong chương trình đào tạo Thạc sỹ ngành Kiến trúc của trường Đại học Xây dựng Hà Nội.

-Phạm Đức Nguyên. Công trình xanh & Các giải pháp kiến trúc thiết kế công trình xanh. NXB Tri thức. 2014. Sách được Khoa đào tạo sau đại học trường Đại học xây dựng Hà Nội chọn làm giáo trình trong Chương trình đào tạo Thạc sỹ ngành Công nghệ môi trường.

-Phạm Đức Nguyên. Giáo trình Kiến trúc khí hậu & Chiếu sáng (ngành Kiến trúc, Viện ĐH Mở Hà Nội). NXB ĐH Kinh tế quốc dân. 2016.

-Phạm Đức Nguyên. Giáo trình Âm học Kiến trúc (ngành Kiến trúc, Viện ĐH Mở Hà Nội). Internet. 2020.

-Phạm Đức Nguyên. Thành phố xanh, Kiến trúc xanh, Công trình xanh. Tập hợp các bài báo, Báo cáo Hội thảo năm 2016 – 2018. Giải thưởng Quy hoạch đô thị Quốc gia năm 2018 (Giải C).

 

 

 


4. Thành tích, khen thưởng:
- Danh hiệu Nhà giáo ưu tú do Chủ tịch nước tặng năm 2002; 
- Bằng khen lao động sáng tạo của BCH Tổng công đoàn Việt Nam, 1987; 
- Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2003; 
- Huy chương vì sự nghiệp giáo dục;
- Huy chương vì sự nghiệp khoa học và công nghệ;
- Huy chương vì sự nghiệp Xây dựng;
- Huy chương vì sự nghiệp Kiến trúc;
- Kỷ niệm chương “Vì thế hệ trẻ”; 
- Giải thưởng Kiến trúc” của Bộ Văn hoá Thông tin , Bộ Xây dựng, Hội Kiến trúc sư Việt Nam các năm 1998, 2000, 2002, 2006, 2012;

- Giải thưởng Quy hoạch đô thị Quốc gia” của Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam năm 2018.