758 lượt mua
Hotline khách lẻ:
0965111197Hotline khách sỉ:
02439741791 - 0904833681NXB | Nhà xuất bản Xây dựng | Người dịch: | Việt Nguyễn, Khánh Huyền |
Năm XB: | 2021 | Loại sách: | Sách giấy; Ebook; |
Khổ sách: | 20.5 x 20.5 (cm) | Số trang: | 248 |
Quốc gia: | Việt Nam | Ngôn ngữ: | vi |
Mã ISBN: | 978-604-82-4557-3 | Mã ISBN Điện tử: | 978-604-82-5735-4 |
“Lượng khách du lịch đến Việt Nam đang tăng lên nhanh chóng trong những năm gần đây. Có lẽ khung cảnh Thành phố Hồ Chí Minh đông đúc náo nhiệt hay Hà Nội yên bình gợi cho người ta nhớ lại khoảng thời gian Nhật Bản bắt đầu phát triển kinh tế. Tuy nhiên tôi cho rằng, họ - những vị khách du lịch khi đến Việt Nam không chỉ muốn ngắm nhìn vẻ ngoài của một đô thị lớn, thưởng thức món ăn, mua đồ gốm sứ... mà còn muốn trải nghiệm, tìm hiểu văn hóa cũng như cuộc sống của người dân nơi đây. Vì vậy, tác giả cuốn sách này đã chọn ra các công trình kiến trúc, phố cổ, nhà cổ có giá trị hơn cả để giới thiệu tới quý độc giả.
Việt Nam là một quốc gia kỳ lạ. Kỳ lạ ở chỗ quốc gia này sở hữu một nền văn hóa có nhiều điểm chung với Nhật Bản. Đối với Nhật Bản - quốc gia đã trải qua quá trình hiện đại hóa thì Việt Nam lại là đất nước gợi lại cho họ những hồi ức về thời kì xây dựng, phát triển trước kia - thứ đang dần bị lãng quên trong nhịp sống hiện đại. Trở lại Nhật Bản sau chuyến đi Việt Nam, tôi đã quan sát gương mặt của những người khách cùng đi tàu và cảm thấy mình như đang ở nước ngoài vậy. Bởi vì người Nhật ngày nay trang điểm và mặc rất nhiều đồ thời trang kiểu cách dẫn tới khó có thể phân biệt đâu là người Nhật, đâu là người nước ngoài. Nhưng người Việt Nam lại khác. Họ vẫn để mặt mộc giản dị và điều đó khiến cho người ta liên tưởng đến những người Nhật của thời kì trước. Nhật Bản và Việt Nam ngoài khuôn mặt giống nhau còn có nhiều điểm tương đồng về văn hóa tinh thần. Về nhân cách con người, đó là coi trọng lòng nhân ái, bao dung theo giáo lý của Phật giáo Đại thừa; về đạo đức là kính trên nhường dưới, thờ cúng tổ tiên theo chuẩn mực đạo đức Nho giáo... và truyền thống thân thiện, hiếu khách. Hơn nữa, do ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc nên có thời kỳ chữ Hán đã được sử dụng như một ngôn ngữ chính thống ở cả hai quốc gia, do đó số lượng từ gốc Hán trong hai ngôn ngữ cũng không hề nhỏ. Trong tiếp biến ngôn ngữ ngoại lai, hai quốc gia cũng có những điểm tương đồng. Khi đối chiếu từ xe máy trong tiếng Nhật (otobai, bắt nguồn từ auto và moto- bike trong tiếng Anh) sẽ ra một từ tương tự đó là từ“xe ô tô” trong tiếng Việt, trong đó “xe” là từ chỉ chung phương tiện giao thông còn“ô tô” bắt nguồn từ“auto”. Mặc dù không phải là hai nước láng giềng lân cận nhưng Việt Nam và Nhật Bản có những giá trị quan, những nét văn hóa tương đồng. Và phải chăng, đó là do cả hai quốc gia này có vị trí địa lý ở gần Trung Quốc?”
Trích lời tác giả Tomoda Hiromichi
Bình luận