Quy hoạch và gìn giữ bản sắc văn hóa trong xây dựng nông thôn mới vùng đồng bằng sông Hồng
4.5
2333
Lượt xem
10
Đã bán
Chọn sản phẩm
134.000₫
1 Tháng
  • 1 Tháng
  • 3 Tháng
  • 6 Tháng
  • Vĩnh viễn
20.000₫
Thành tiền 134.000₫
Thông tin xuất bản
NXB
Nhà xuất bản Xây dựng
Người dịch:
Năm XB:
2021
Loại sách:
Sách giấy; Ebook;
Khổ sách:
20.5 x 20.5 (cm)
Số trang:
174
Quốc gia:
Việt Nam
Ngôn ngữ:
vi
Mã ISBN:
978-604-82-4347-0
Mã ISBN Điện tử:
978-604-82-5694-4

Chương trình Quốc gia xây dựng nông thôn mới là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, đã tác động tích cực và sâu sắc đến sự phát triển mọi mặt ở nông thôn. Trong 19 tiêu chí về xã nông thôn mới, quy hoạch là tiêu chí đầu tiên mà các xã muốn đạt chuẩn nông thôn mới cần phải đạt được. Trải qua các giai đoạn 2010-2015, 2015-2020 với việc thực hiện công tác quy hoạch, hệ thống hạ tầng nông thôn được cải thiện, đường làng ngõ xóm được cải tạo, các công trình hạ tầng xã hội như nhà văn hóa, nhà trẻ mẫu giáo, trường học, trạm y tế... đã được quan tâm đầu tư xây dựng. Công tác quy hoạch đã góp phần tích cực vào hoàn thành các mục tiêu của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020, theo đúng tinh thần Nghị quyết số 26-NQ/THI ngày 05/8/2008 của Trung ương Đảng.

Trong quá trình thực hiện công tác quy hoạch nông thôn cho thấy còn một nội dung rất quan trọng phải được quan tâm hơn nữa trong đó là việc bảo tồn và kế thừa, phát huy các giá trị di sản văn hóa trong các làng xã truyền thống. Đâu cũng là nội dung quan trọng mà Luật Kiến trúc năm 2019 đã đề cập như phải "Đảm bảo kế thừa giá trị kiến trúc truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc, ưu tiên sử dụng vật liệu địa phương và giải pháp kĩ thuật xây dựng tiên tiến”, quy định "Quản lý công trình kiến trúc có giá trị", Quy định phải xác định: "Bản sắc văn hóa dân tộc tại địa phương"... là những nội dung đổi mới hết sức mạnh mẽ để gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Trong giai đoạn tới, Chương trình nông thôn mới đã có định hướng chú trọng đến nâng cao chất lượng về đời sống vật chất và tinh thần của người dân, chất lượng của môi trường sống, chú ý đến việc bảo tồn vào phát huy các giá trị văn hóa, gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống. Vậy công tác quy hoạch nông thôn cần có những thay đổi như thế nào, cả về những quan điểm và giải pháp để có thể tác động tích cực, hiệu quả hơn đến mục tiêu bảo tồn và phát huy các giá trị kiến trúc truyền thống, gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.

Cuốn sách này giới thiệu một số nguyên tắc và giải pháp quy hoạch, thiết kế kiến trúc, cảnh quan và hạ tầng trong xây dựng nông thôn mới hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng môi trường sống, gìn giữ được các giá trị văn hóa truyền thống, tổ chức không gian làng xã có bản sắc, đóng góp vào sự phát triển ngày càng tươi đẹp của nông thôn. Cuốn sách này đề xuất cho khu vực vùng Đồng bằng sông Hồng dựa trên các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, văn hóa cuả vùng. Các khu vực khác của đất nước sẽ có các giải pháp riêng.

Cuốn sách này nhằm phục vụ cho chính quyền địa phương sử dụng tham khảo trong công tác định hướng, quản lý công tác lập quy hoạch và xây dựng nông thôn; Các nhà tư vấn quy hoạch, thiết kế tham khảo trong quá trình làm đồ án thiết kế, quy hoạch; Phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu và góp phần nâng cao nhận thức chung của cộng đồng.

Cuốn sách này để tham khảo, không phải là tài liệu áp dụng bắt buộc trong việc lập đồ án quy hoạch, không thay thế các tài liệu hướng dẫn, văn bản quy định pháp luật hiện hành về công tác quy hoạch, thiết kế xây dựng nông thôn.

Bình luận

0/1500

Tuyển tập hay nhất

Tuyển tập hay nhất