891 lượt mua
Hotline khách lẻ:
0965111197Hotline khách sỉ:
02439741791 - 0904833681Năm XB: | 2020 | Loại sách: | Ebook; |
Khổ sách: | 14.5 x 20.5 (cm) | Số trang: | 224 |
Quốc gia: | Việt Nam | Ngôn ngữ: | vi |
Mã ISBN: | nxbldxh-77 | Mã ISBN Điện tử: | 978-604-82-3804-9 |
Thực tế đã khẳng định, nông nghiệp, nông dân, nông thôn luôn có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Qua hơn 30 năm đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, chúng ta đã đạt những thành tựu khá toàn diện và to lớn. Nông nghiệp phát triển với tốc độ khá cao theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, nâng cao giá trị, năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả. Đặc biệt, nhiều nơi đã xây dựng được nền nông nghiệp bền vững, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị; nông dân được thụ hưởng đời sống vật chất và tinh thần ngày càng gia tăng, bộ mặt nông thôn nhiều chuyển biến tích cực; cơ sở HTNT được tăng cường; xóa đói, giảm nghèo đạt kết quả to lớn; dân chủ ở cơ sở được củng cố và phát huy rộng rãi; xã hội bình đẳng, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Tuy nhiên, với tiềm năng, thế mạnh của nông thôn Việt Nam, những thành tựu đạt được như nêu trên là chưa tương xứng và chưa đồng đều giữa các vùng. Nông nghiệp phát triển chưa bền vững, tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm dần, sức cạnh tranh thấp, nghiên cứu, chuyển giao khoa học - công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực còn hạn chế, chưa phát huy tốt nguồn lực cho phát triển sản xuất. Năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng nhiều mặt hàng thấp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới cách thức sản xuất trong nông nghiệp chậm, phổ biến vẫn là sản xuất nhỏ, phân tán. Công nghiệp, dịch vụ và ngành nghề phát triển chậm, chưa thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động ở nông thôn. Các hình thức tổ chức sản xuất chậm đổi mới, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển mạnh sản xuất hàng hóa. Việc ứng dụng khoa học công nghệ và vận dụng các kinh nghiệm quản lý tiên tiến còn nhiều hạn chế. Nông nghiệp và nông thôn phát triển thiếu quy hoạch, kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội còn yếu kém, môi trường ngày càng ô nhiễm. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn còn thấp, nhất là vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa; chênh lệch giàu, nghèo giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng còn lớn, phát sinh nhiều vấn đề xã hội bức xúc...1.
Nguyên nhân chủ yếu của các tồn tại yếu kém trên là do: Việt Nam là quốc gia có diện tích đất tự nhiên không lớn, nhất là đất sản xuất nông nghiệp trong khi dân số nông thôn vẫn tăng làm cho sản xuất hàng hóa phát triển chậm, lao động dư thừa, thiếu việc làm, thu nhập thấp. Trình độ của lực lượng sản xuất ở nông thôn về cơ bản còn thấp đã tác động không nhỏ đến cả đầu vào, đầu ra của sản phẩm hàng hóa; các hủ tục lạc hậu ở nhiều địa phương đã ảnh hưởng đến phát triển KTNT. Một số chủ trương, chính sách chưa thông thoáng, thiếu đồng bộ, thiếu tính khả thi, chưa phù hợp với nền sản xuất hàng hóa quy mô lớn và thúc đẩy xuất khẩu nhưng còn chậm được điều chỉnh, đổi mới, nhất là các chính sách đất đai, công nghệ, khoa học. Vai trò QLNN của UBND các cấp đối với xây dựng NTM còn nhiều hạn chế, như: Cơ cấu tổ chức bộ máy giúp việc cho UBND
Xây dựng NTM và chính sách về nông nghiệp, nông dân, nông thôn có mối quan hệ hữu cơ không thể tách rời, vừa mang tính tổng hợp, bao quát nhiều lĩnh vực, vừa đi sâu giải quyết nhiều vấn đề cụ thể. Đồng thời, giải quyết các mối quan hệ với các chính sách, lĩnh vực khác nhau trong sự tính toán, cân đối hài hòa, mang tính tổng thể, khắc phục tình trạng rời rạc hoặc duy ý chí. Phát triển nông thôn là một quá trình nhằm cải thiện và nâng cao đời sống của người dân nông thôn một cách bền vững về KT-XH, văn hoá và môi trường, quan trọng là phải xuất phát từ lợi ích của người nông dân, phát huy vai trò của giai cấp nông dân, tạo điều kiện thuận lợi giúp người nông dân nâng cao trình độ mọi mặt, có đời sống vật chất và tinh thần ngày càng cao, thành công do nỗ lực từ chính người dân nông thôn, có sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước và các tổ chức khác. Chương trình MTQG xây dựng NTM của Chính phủ3 là chương trình cụ thể hóa các chủ trương, chính sách và mục tiêu trong Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Chương trình MTQG được xây dựng trên cơ sở thực tế phát triển đất nước trong từng giai đoạn, mang tính toàn diện, tổng thể, vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển lâu dài, bền vững ở khu vực nông thôn, hướng đến mục tiêu chiến lược là “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”, đòi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ của các cấp, các ngành, sự nỗ lực của cả cộng đồng, mỗi người dân và vai trò tổ chức, quản lý, điều hành của UBND các cấp đối với xây dựng NTM. Do đó, nhiều vấn đề đòi hỏi được nghiên cứu chuyên sâu cả về lý luận và thực tiễn, nhất là vai trò, trách nhiệm QLNN của UBND các cấp đối với xây dựng NTM.
Vì vậy, cuốn sách: “Quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân các cấp đối với xây dựng nông thôn mới ở nước ta” được ra mắt bạn đọc nhằm góp phần làm rõ hơn vị trí, vai trò và những vấn đề đặt ra trong quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân các cấp đối với xây dựng nông thôn mới ở nước ta. Mặc dù tác giả đã có nhiều cố gắng, song cuốn sách không tránh khỏi những hạn chế. Rất mong nhận được sự góp ý của bạn đọc để cuốn sách được hoàn thiện hơn.
Bình luận