Quản lý hạ tầng kỹ thuật
4.5
2715
Lượt xem
44
Đã bán
Chọn sản phẩm
79.000₫
1 Tháng
  • 1 Tháng
  • 3 Tháng
  • 6 Tháng
  • Vĩnh viễn
18.000₫
Thành tiền 79.000₫
Thông tin xuất bản
Năm XB:
2017
Loại sách:
Sách giấy; Ebook;
Khổ sách:
19 x 27 (cm)
Số trang:
211
Quốc gia:
Việt Nam
Ngôn ngữ:
vi
Mã ISBN:
978-604-82-0369-6
Mã ISBN Điện tử:
978-604-82-4236-7

Việc phát triển kinh tế xã hội đô thị luôn đòi hỏi sự phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị như: Hệ thống giao thông đô thị, hệ thống cấp thoát nước đô thị, hệ thống cấp điện đô thị, hệ thống thông tin liên lạc...

Trong nền kinh tế kế hoạch tập trung và bao cấp trước đây, phần lớn cơ sở hạ tầng đô thị bị xếp vào khu vực phi sản xuất, không trực tiếp tạo ra thu nhập quốc dân, vì vậy Chính phủ quan tâm chưa thoả đáng cho việc đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị. Mặt khác, đầu tư cho cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu lớn nhưng khó thu hồi trực tiếp, phát huy hiệu quả chậm và bảo trì hệ thống trong thời hạn dài, vì thế trong điều kiện ngân sách eo hẹp, Chính phủ đành phải "tạm gác" lại nhiều dự án cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị để tập trung giải quyết các vấn đề cấp bách trước mắt như nhà ở, việc làm, bệnh viện, trường học...

Cùng với sự đầu tư ít ỏi, nhỏ giọt, năng lực quản lý yếu kém đã làm cho cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị vừa thiếu lại vừa yếu. Sự kém cỏi thể hiện cả trong quản lý vĩ mô và trong quản lý vi mô: từ khâu quy hoạch, đầu tư và xây dựng đến vận hành, sửa chữa, trung đại tu; đến tinh thần trách nhiệm, kiến thức và tay nghề của những người trong bộ máy quản lý.

Ngày nay, trong giai đoạn đầu của thời kỳ đổi mới, nền kinh tế thị trường dần dần được hình thành, Chính phủ đang tích cực đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị nhằm theo kịp sự phát triển và coi đây là một trong các yếu tố thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội đô thị. Vì thông thường tổng quỹ cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị tăng thì GDP cũng tăng tương ứng. Diện mạo đô thị Việt Nam đang thay đổi từng ngày do Chính phủ đang đầu tư lớn vào hạ tầng kỹ thuật đô thị, chẳng hạn như các đường phố mới mở, các kênh mương mới được kè bờ, nạo vét, các tuyến cống rãnh được cải tạo và xây dựng mới...

Tuy vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị tăng đột biến, nhưng tiềm ẩn sự phát triển thiếu bền vững vì kinh phí dành cho việc vận hành và duy tu sửa chữa thấp xa mức cần thiết tối thiểu, hệ thống giáo dục chỉ chú trọng đào tạo nhân sự cho việc xây dựng công trình mà ít quan tâm đến nhu cầu nhân lực cho việc quản lý vận hành và duy tu sửa chữa các công trình cơ sở hạ tầng đô thị.

Việc tăng vốn đầu tư cho ngành quản lý cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị sẽ được thực hiện rất nhanh nếu Chính phủ thấy cần thiết, nhưng nhân lực quản lý cơ sở hạ tầng đô thị thì không thể tăng ngay được vì cần có quá trình đào tạo. Vì vậy, việc tăng cường đào tạo nhân lực quản lý cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị là việc làm cần thiết và cần được thực hiện càng sớm càng tốt.

Cùng với cuốn Giáo trình Khoa học quản lý và cuốn Quản lý đô thị, tác giả tiếp tục biên soạn cuốn "Quản lý hạ tầng kỹ thuật". Cuốn sách được biên soạn trên quan điểm của lý thuyết hệ thống để giúp cho sinh viên, cho các độc giả quan tâm và là sách dùng cho học viên Cao học, Nghiên cứu sinh chuyên ngành Quản lý đô thị. Quản lý hạ tầng kỹ thuật là lĩnh vực rộng bao gồm nhiều ngành nghề cho nên trong một cuốn sách không thể nêu đầy đủ và chi tiết. Vì vậy, đây là cuốn sách trình bày những khái niệm chung nhất về Quản lý hạ tầng kỹ thuật. 

Bình luận

0/1500

Tuyển tập hay nhất

Tuyển tập hay nhất