Quản lý di sản văn hóa phật giáo ở tỉnh Hà Tĩnh
4.5
648
Lượt xem
0
Đã bán
Chọn sản phẩm
1 Tháng
  • 1 Tháng
  • 3 Tháng
  • 6 Tháng
  • Vĩnh viễn
19.000₫
Thành tiền 19.000₫
Thông tin xuất bản
NXB
Nhà xuất bản Lao động - Xã hội
Người dịch:
Năm XB:
2020
Loại sách:
Ebook;
Khổ sách:
14.5 x 20.5 (cm)
Số trang:
220
Quốc gia:
Việt Nam
Ngôn ngữ:
vi
Mã ISBN:
nxbldxh-78
Mã ISBN Điện tử:
978-604-82-3805-6

Luật Di sản văn hóa Việt Nam số 28/2001/QH110, ngày 29 tháng 6 năm 2001, được sửa đổi bổ sung năm 2009 nêu rõ: Di sản văn hoá Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hoá nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta. Ngoài ra, di sản còn là hạt nhân gắn kết dân tộc, là nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội. Di sản là một bộ phận quan trọng của văn hóa dân tộc nói riêng và của nhân loại nói chung. Đó là những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần đã vượt qua được sự thẩm định khắt khe của thời gian để từ quá khứ đến được với hiện tại; là biểu hiện rõ nét của bản sắc văn hóa dân tộc. Trong những giai đoạn lịch sử khác nhau di sản có những đóng góp nhất định trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.

Chính vì vậy, việc xác định, nghiên cứu, mô tả, phân tích, đánh giá hệ thống di sản văn hóa là nội dung quan trọng trong công tác quản lý di sản văn hóa.

Mỗi vùng, miền của đất nước Việt Nam chứa đựng kho tàng di sản văn hóa đặc trưng, Hà Tĩnh không ngoại lệ. Hà Tĩnh là một vùng đất có bề dày lịch sử và có những hoàn cảnh lịch sử khá đặc biệt. Đây là một vùng “phên dậu” của đất nước, vùng biên cương xa xôi, nơi tiếp giáp với các nền văn hóa láng giềng. Cư dân nơi đây đã từng trải qua những cuộc chiến để giữ gìn từng tấc đất của Tổ Quốc. Vì vậy, kho tàng di sản văn hóa Hà Tĩnh luôn gắn với quá trình khai hoang lập ấp và giữ biên thùy. Trong đó, Phật giáo là một trong những thành phần quan trọng của di sản văn hóa ấy. Tuy nhiên, nhiều di sản văn hóa tâm linh, trong đó có di sản văn hóa Phật giáo đã bị phá hủy. Những năm gần đây, người dân có những thay đổi nhận thức về giá trị văn hoá của tôn giáo, đạo Phật đã trở thành một nhân tố quan trọng trong đời sống tinh thần của nhân dân. Chính vì vậy, việc nghiên cứu, đánh giá lại các giá trị của di sản văn hóa Phật giáo, tiêu biểu nhất là những di tích lịch sử - văn hóa (chùa, tháp, thiền viện...) là vô cùng quan trọng và cấp thiết.

Đảng bộ và nhân dân Hà Tĩnh thực hiện Nghị Quyết của Hội nghị Trung ương 5 (khóa VIII) về việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, một trong những nội dung đó là bảo tồn, kế thừa và phát huy các giá trị di sản văn hóa dân tộc, trong đó có di sản văn hóa Phật giáo. Bên cạnh những thành tựu đạt được, công tác này vẫn còn những hạn chế nhất định. Để có thể sử dụng một cách tốt nhất những giá trị của di sản văn hóa Phật giáo vào quá trình phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, ngoài việc nghiên cứu, đánh giá các giá trị của di sản văn hóa, cần thiết phải nhìn nhận những hạn chế trong việc quản lý, bảo vệ, khai thác và phát huy các giá trị văn hóa Phật giáo để rút ra những bài học kinh nghiệm.

Cuốn sách Quản lý Di sản văn hóa Phật giáo ở tỉnh Hà Tĩnh giới thiệu tới bạn đọc hiểu rõ hơn: Về công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Phật giáo ở Hà Tĩnh, trong đó đề cập đến các sinh hoạt văn hoá Phật giáo của người dân địa phương, đặc điểm và hiện trạng của các di sản văn hóa Phật giáo tiêu biểu nhất là các chùa, tháp, thiền viện...; Về các chủ thể quản lý, mô hình quản lý, thành tựu và tồn tại trong quản lý di sản văn hóa Phật giáo ở Hà Tĩnh. Các giải pháp được đề xuất về hoàn thiện mô hình quản lý, nâng cao hiệu quả quản lý di sản văn hóa Phật giáo Hà Tĩnh.

Nội dung được kết cấu, gồm 4 chương:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về quản lý Di sản văn hóa Phật giáo.

Chương 2: Di sản văn hóa Phật giáo ở Hà Tĩnh.

Chương 3: Thực trạng quản lý di sản văn hóa Phật giáo ở Hà Tĩnh.

Chương 4: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý di sản văn hóa Phật giáo ở Hà Tĩnh hiện nay.

Cuốn sách cũng có thể làm tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu về di sản văn hóa nói chung, quản lý, khai thác di sản văn hóa với phát triển du lịch và quản lý di sản văn hóa Phật giáo nói riêng.

Trong quá trình biên soạn tác giả cũng đã cố gắng đưa những giá trị nghiên cứu cụ thể nhất, tuy nhiên không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của độc giả để nội dung được hoàn thiện hơn cho lần xuất bản sau.

 

Bình luận

Tuyển tập hay nhất