891 lượt mua
Hotline khách lẻ:
0965111197Hotline khách sỉ:
02439741791 - 0904833681Năm XB: | 2012 | Loại sách: | Sách giấy; Ebook; |
Khổ sách: | 19 x 26.5 (cm) | Số trang: | 236 |
Quốc gia: | Việt Nam | Ngôn ngữ: | vi |
Mã ISBN: | Mã ISBN Điện tử: | 978-604-82-6256-3 |
Hơn một thập kỷ qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế. Những thành tựu đạt được trong mọi lĩnh vực kinh tế quốc dân đều có sự đóng góp to lớn của ngành hoá chất. Các ngành công nghiệp nặng như: chế tạo máy móc, khai khoáng, điện than; các ngành công nghiệp nhẹ như dệt, may, in, nhuộm, giấy, chế biến lương thực, thực phẩm, mỹ phẩm; các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và nhất là trong sản xuất nông nghiệp, tất cả đều sử dụng hoá chất các loại, như một vật tư sản xuất không thể thiếu được trong cơ cấu sản xuất kinh doanh của mọi ngành.
Tuy vậy, các ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và hệ sinh thái do ô nhiễm môi trường không phải là những hậu quả không thể tránh khỏi của quá trình công nghiệp hoá.
Kiến thức thu được bằng việc đánh giá các ảnh hưởng tới môi trường do các hoạt động công nghiệp trong quá khứ cung cấp các phương thức phòng ngừa sự xuống cấp môi trường dài hạn. Cùng với sự toàn cầu hóa tăng lên, mối quan tâm về vấn đề bảo toàn chất lượng môi trường trên toàn thế giới tăng lên đáng kể, cũng như đối với sự công nghiệp hoá tăng trưởng nhanh chóng ở các nước đang phát triển. Các công nghệ sản xuất đang được xuất khẩu, và chúng ta cần chú ý tới các hậu quả tiềm tàng của các hoạt động công nghiệp làm tổn hại môi trường, sao cho các nước đang phát triển có thể thu được lợi nhuận, chứ không phải các tác động nguy hại đến môi trường do sự công nghiệp hoá.
Gần như toàn bộ các hoá chất có khả năng tạo ra các ảnh hưởng độc hại, cũng như vậy hầu như toàn bộ các quá trình công nghiệp có tiềm tàng gây tác động xấu đến môi trường.
Chúng ta nhận thức rằng, việc sử dụng các chất nguy hại và các quá trình công nghiệp có thể tạo ra các chất thải và khí nguy hại. Cần phải xử lý các chất nguy hại một cách an toàn, và quản lý các quá trình nguy hại một cách thích hợp, bao gồm việc thải các chất gây ô nhiễm vào không khí, nước và đất, để đảm bảo sự an toàn của người lao động và dân chúng. Nếu được quản lý thích hợp, các hoá chất nguy hại, các chất thải nguy hại, và việc thải các chất khí nguy hại có thể được hạn chế tới mức tối đa, sự tăng trưởng và phát triển công nghiệp có thể đạt thành quả mà không gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Bảo vệ sức khỏe và môi trường có thể đạt được đồng thời với sự công nghiệp hoá bằng cách hoà nhập các hệ thống quản lý môi trường vào các hệ thống quản lý thương mại. Quản lý chất lượng tạo ra kết quả kinh doanh tốt, quản lý môi trường cũng như vậy.
Bình luận