Nhà ở xã hội - Kinh nghiệm phát triển nhà ở xã hội cho công nhân tại Việt Nam
4.5
2273
Lượt xem
42
Đã bán
Chọn sản phẩm
165.000₫
1 Tháng
  • 1 Tháng
  • 3 Tháng
  • 6 Tháng
  • Vĩnh viễn
25.000₫
Thành tiền 165.000₫
Thông tin xuất bản
NXB
Nhà xuất bản Xây dựng
Người dịch:
Năm XB:
2021
Loại sách:
Sách giấy; Ebook;
Khổ sách:
17 x 24 (cm)
Số trang:
275
Quốc gia:
Việt Nam
Ngôn ngữ:
vi
Mã ISBN:
978-604-82-4386-9
Mã ISBN Điện tử:
978-604-82-5711-8

Sau hơn 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên tất cả các mặt, diện mạo đất nước đang thay đổi từng ngày. Cùng với quá trình phát triển đó, nhiều khu chế xuất, khu công nghiệp được hình thành và phát triển, đã và đang đóng góp nhất định vào sự tăng trưởng kinh tế chung. Quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa khiến nhu cầu về nhà ở xã hội cho nhóm đối tượng công nhân đang làm việc tại các khu công nghiệp - khu chế xuất trên cả nước ngày càng tăng cao. Xã hội hóa nhà ở cho công nhân tại khu công nghiệp - khu chế xuất nhằm giúp cho hàng ngàn gia đình công nhân và người lao động được an cư và yên tâm lao động. Trong Quy hoạch tổng thể phát triển đô thị đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, Chính phủ và lãnh đạo các thành phố lớn đặc biệt chú trọng phát triển nhiều loại hình nhà ở trong đó có nhà ở xã hội cho công nhân.

Nhằm giúp bạn đọc, nhất là sinh viên, học viên cao học đang theo học ngành quy hoạch và kiến trúc có tài liệu tham khảo tác giả đã biên soạn cuốn sách “Nhà ở xã hội - kinh nghiệm phát triển nhà ở xã hội cho công nhân tại Việt Nam”.

Cuốn sách này là công trình nghiên cứu công phu của tác giả về lĩnh vực Nhà ở xã hội tại Việt Nam sau khi cuốn sách về Nhà ở cao tầng xuất bản năm 2014 đã được bạn đọc nhiệt tình đón nhận.

Cuốn sách gồm năm chương với nội dung chính như sau:

Chương 1: Trình bày ý nghĩa và những đặc điểm chung, sơ lược bối cảnh lịch sử và các giai đoạn phát triển của nhà ở xã hội, thông qua tổng quan nghiên cứu và xu hướng phát triển mới cho nhà ở xã hội, đánh giá tình hình chính sách và xây dựng nhà ở xã hội tại Việt Nam.

Chương 2: Tìm hiểu về kinh nghiệm xây dựng nhà ở xã hội của các nước trên thế giới, từ châu Mỹ, tới châu Âu, châu Á, và đặc biệt tại Trung Quốc một nước có kiến trúc phong phú, đa dạng, gần gũi với Việt Nam và cũng là nơi tác giả nghiên cứu học tập trong nhiều năm. Những bài học kinh nghiệm về xây dựng nhà ở xã hội tại Việt Nam với sự tham gia của cộng đồng và sự hỗ trợ của các nhà đầu tư, từ đó tác giả chỉ ra những vấn đề còn tồn tại trong xây dựng mô hình nhà ở xã hội tại Việt Nam.

Chương 3: Giới thiệu với bạn đọc các tiêu chí xác định, tiêu chuẩn thiết kế, quy phạm liên quan đến nhà ở xã hội tại Việt Nam, cụ thể gồm có văn bản pháp lý, các tiêu chuẩn và các yếu tố văn hóa, phong tục, tập quán, nguyện vọng,... của người lao động tác động đến việc xây dựng quỹ đất và xây dựng mô hình nhà ở xã hội.

Chương 4: Giới thiệu tình hình xây dựng Nhà ở xã hội cho công nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh, từ đó đưa ra các mô hình nhà ở xã hội cho công nhân các khu công nghiệp - khu chế xuất tại Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, cụ thể về các vấn đề về quy hoạch, kiến trúc, quản lý và cơ chế vận hành. Đồng thời, sách cũng giới thiệu các mô hình đầu tư quản lý và vận hành nhà ở xã hội, phân tích đánh giá sự khác biệt giữa các mô hình để bạn đọc có cái nhìn tổng quan về các mô hình mà tác giả đề xuất.

Chương 5: Tác giả đưa ra những hướng dẫn thiết kế quy hoạch và kiến trúc nhà ở trong các khu ở công nhân các khu công nghiệp - khu chế xuất đảm bảo thích ứng khí hậu môi trường tại Việt Nam. Sản phẩm thiết kế mẫu ở phần cuối chương là những thiết kế điển hình nhà ở xã hội cho công nhân, giúp các đồng nghiệp và sinh viên kiến trúc có thể tham khảo khi thiết kế loại hình nhà ở đặc thù này.

Tại Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, nhà ở và vấn đề đời sống cho đối tượng công nhân, người lao động (gọi chung là công nhân) rất được quan tâm trong giai đoạn hiện nay. Chương trình nhà ở đô thị 2020-2030 của Thành phố Hồ Chí Minh xác định nhu cầu nhà ở cho 2 triệu người dân mới, với 149,4 triệu m2 sàn. Trong đó, nhu cầu về nhà ở xã hội của thành phố giai đoạn 2020 - 2025 là 20,13 triệu m2 sàn, đáp ứng chỗ ở cho 1,05 triệu người. Không chỉ đáp ứng đủ chỗ ở cho người lao động tại các khu nhà ở theo quy hoạch, mà vấn đề thiết kế nhà ở có chất lượng, môi trường sống quanh các khu nhà ở cũng phải được quan tâm đúng mực. Hiểu được đặc điểm và nhu cầu của công nhân là cơ sở khoa học để tổ chức nhà ở cho công nhân. Nội dung cuốn sách không chỉ phục vụ hữu ích cho kiến trúc sư, nhà quy hoạch và thiết kế đô thị, mà còn cho các sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh ngành kiến trúc - quy hoạch đô thị cũng như các nhà quản lý đô thị và các bạn đọc quan tâm đến lĩnh vực nhà ở xã hội tại các khu công nghiệp - khu chế xuất ở Việt Nam.

Tác giả xin cảm ơn các đồng nghiệp và học trò đã thắp lửa cho tình yêu giảng dạy, trong đó, đặc biệt cảm ơn sự đóng góp của nhóm biên tập gồm ThS. Lê Tấn Hạnh, Tăng Thể Dung và Phạm Thanh Hải. Một số bài tập của các sinh viên kiến trúc đã được tác giả nghiên cứu và trích dẫn, hy vọng sẽ đem đến những giá trị bổ ích cho các giải pháp kiến trúc nhà ở xã hội.

 

Bình luận

0/1500

Cùng chủ đề

Cùng chủ đề

Xem toàn bộ

Tuyển tập hay nhất

Tuyển tập hay nhất