Ngôi nhà, nơi trú ngụ của trái tim - Tâm lý học nhà ở và nội thất
4.5
4516
Lượt xem
60
Đã bán
Chọn sản phẩm
189.000₫
1 Tháng
  • 1 Tháng
  • 3 Tháng
  • 6 Tháng
  • Vĩnh viễn
29.000₫
Thành tiền 189.000₫
Thông tin xuất bản
NXB
Nhà xuất bản Xây dựng
Người dịch:
Khánh Huyền, Khánh Giang
Năm XB:
2020
Loại sách:
Sách giấy; Ebook;
Khổ sách:
20.5 x 20.5 (cm)
Số trang:
283
Quốc gia:
Nhật Bản
Ngôn ngữ:
vi
Mã ISBN:
978-604- 82-7343-9
Mã ISBN Điện tử:
978-604-82-4352-4

 

 

TÂM HỒN CẦN THIẾT CỦA MỘT NGÔI NHÀ LÀ GÌ?

Từ công năng đến văn hóa tinh thần

Các đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ cận đại không chỉ nghiên cứu tính an toàn, tính công năng mà còn yêu cầu phải giải quyết các vấn đề khác liên quan đến văn hóa và sự thoải mái. Ngày nay, nhà ở ngoài việc đảm bảo chức năng của một nơi trú ngụ an toàn khi có động đất hỏa hoạn, là nơi để tiện nấu nướng lau chùi thì một ngôi nhà có thiết kế mở hay một ngôi nhà sang trọng cũng đang ngày càng được chú trọng. “Ngôi nhà - nơi trú ngụ của trái tim” lý giải sâu sắc tâm lý của con người thông qua thiết kế của ngôi nhà. Nếu nghiên cứu mối quan hệ mang tính tâm lý giữa con người với con người thì vấn đề về văn hóa và sự thoải mái sẽ được sáng tỏ tới đâu? Cuốn sách này bàn về tâm lý con người từ nhiều góc độ khác nhau liên quan đến tâm lý giữa con người với con người, tâm lý giữa con người với không gian, tâm lý tầng sâu và mối quan hệ với nhà ở, tâm lý xu thế liên quan đến các hiện tượng bề nổi, nhà ở và nội thất thông qua những ví dụ cụ thể.

Về tâm lý giữa con người với con người, tôi chọn sự riêng tư trong khu dân cư để làm đối tượng điều tra và đây cũng chính là mấu chốt của toàn bộ nghiên cứu này. Đầu tiên, riêng tư là vấn đề về cái nhìn giữa con người với con người, được điều chỉnh bằng sự khách khí dựa vào mối quan hệ thứ bậc, hay bằng cảm giác an tâm dựa vào mức độ thân thiết. Mối quan hệ thứ bậc được xác định bởi thứ tự của vị trí đứng và phân chia ranh giới (lãnh thổ). Cụ thể, nếu lúc nào chúng ta cũng sinh hoạt và trông coi phía trước nhà mình thì dần dần sẽ hình thành ranh giới. Từ đó, những người lạ đi qua sẽ bắt đầu ngại ngùng với ranh giới đã được chúng ta tạo ra, đồng thời khiến ta cảm thấy có uy thế hơn họ. Quan điểm này chính là “tiếp điểm” nghiên cứu giữa cách thức sử dụng và tâm lý, từ đó lý giải các vấn đề về tâm lý của người dùng. Nhờ thiết kế mở cho ngôi nhà mà quan điểm vừa bảo vệ được sự riêng tư vừa xây dựng được khu dân cư với bầu không khí vui tươi, nhộn nhịp đã ra đời, từ đó giúp tôi có thể mạnh dạn đưa ra một số phương án thiết kế cho những ngôi nhà trung tầng và cao tầng.

Về tâm lý giữa con người và không gian, tôi chọn vấn đề nội thất bên trong ngôi nhà để phân tích, trong đó bao gồm cả mối quan hệ giữa các cá nhân và thứ tự vai vế giữa các thành viên trong gia đình. Ngày nay, không gian được yêu thích là những không gian mở, có nhiều ánh sáng và tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu. Tuy nhiên, điều tra nghiên cứu của tôi đã chứng minh được rằng, nếu những người sống trong ngôi nhà đó có thêm nhiều hình dung cụ thể về không gian thì họ sẽ biết cách sử dụng các tính năng của không gian đó một cách hiệu quả nhất để từ đó có những đánh giá khách quan hơn.

Về cách hình dung không gian này, tôi dành thời gian phân tích thứ tự vai vế giữa người này và người kia và mối quan hệ với đối phương thông qua những biểu hiện về mặt không gian, với vai trò là tâm lý không gian. Bên cạnh đó, tôi cũng làm rõ đặc điểm không gian thông qua các ký hiệu văn hóa như tokonoma hay lò sưởi, với vai trò là tâm lý tầng sâu. Có nghĩa là, những tiêu chuẩn trong thước đo tâm lý như “sáng - tối“, “mở - đóng“, “thứ tự cao - thấp“ xuất phát từ tâm lý hoặc sự thoải mái tuyệt đối như “ánh sáng vừa đủ“, “thoải mái vừa đủ“, “quan hệ thân thiết vừa đủ“.

Tuy nhiên, tùy vào đối tượng là người Tokyo hay người Osaka, người Nhật hay người nước ngoài mà ý nghĩa truyền tải của các ký hiệu văn hóa lại khác nhau, tức nó không mang ý nghĩa tuyệt đối. Ký hiệu văn hóa là thứ mà kể từ khi sinh ra chúng đã được ông bà, cha mẹ truyền đạt lại. Sau đó chúng lưu giữ sâu bên trong bộ não và vô thức, chúng đọng lại trong trái tim và tâm hồn chúng ta. Một người lưu giữ nhiều ký hiệu văn hóa thì khi họ nhìn thấy những điều mang ý nghĩa vô cùng quan trọng, tâm hồn họ sẽ tự nhiên bị lay động.

Từ góc độ mang tên tâm lý học tầng sâu đó, tôi chọn phân tích những ngôi nhà truyền thống điển hình của người Nhật, chẳng hạn như nhà cổ truyền vùng nông thôn, kiểu nhà phố hay kiểu nhà có hành lang giữa. Ngoài ra, tôi chọn kiểu nhà có sân vườn ở giữa của Hàn Quốc làm đối tượng điều tra so sánh. Những ngôi nhà truyền thống có các không gian đặc sắc như sảnh sinh hoạt, vườn hành lang, hành lang giữa, sân giữa, đồng thời mang kết cấu kiến trúc rõ ràng. Tuy nhiên, trong các ngôi nhà hiện đại ngày nay, hành lang giữa ngày càng bị thu nhỏ, chưa kể bộ khung phân chia các không gian cũng bị lược bỏ đi rất nhiều. Vì vậy, phòng khách trở thành không gian ấn tượng nhất trong các ngôi nhà hiện đại và tôi cho rằng, ý nghĩa về mặt không gian này sẽ tác động đến bộ khung của những ngôi nhà hiện đại. Bên cạnh đó, nhà ở hiện đại chú trọng vào công năng của từng không gian khiến cho các yếu tố văn hóa dần mờ nhạt đi cũng là một vấn đề vô cùng nghiêm trọng cần phải suy ngẫm.

Đồng thời, việc đi sâu tìm hiểu kiến trúc nhà ở của thời đại tiếp theo cũng là mục tiêu chính của nghiên cứu này. Thế nhưng, đối với bất kỳ ai, ngôi nhà không phải là kết quả của những sự chọn lựa chính xác tuyệt đối tích luỹ trong một thời gian dài. Bởi vì, trong suốt cả quá trình sẽ có lúc thăng lúc trầm khiến chúng ta không thể biết được mình sẽ đi về đâu trong thời đại tiếp theo đó. Nếu ngược dòng lịch sử chúng ta sẽ thấy, kiến trúc nhà ở được hình thành bởi những lựa chọn phù hợp nhu cầu thực tế. Tuy nhiên, nếu nhìn trong ngắn hạn thì nhà ở hiện đại được cho là một loại hàng hóa, trở thành đối tượng của sự mơ ước và xu hướng.

Từ quan điểm “hiện tượng bề mặt” và xu hướng, tôi đã tìm hiểu về ngôi nhà mơ ước. Nhìn chung, khi mua một ngôi nhà, dù chưa từng sống ở đó nhưng người mua luôn lựa chọn ngôi nhà mà họ đã ao ước bấy lâu: “Tôi muốn một ngôi nhà xây bằng bê tông cốt thép, tôi thích ngôi nhà kiểu phương Tây trong những câu chuyện cổ tích, tôi đang tìm ngôi nhà có căn bếp được lát bằng đá cẩm thạch”. Ngày nay, thay vì chọn một “ngôi nhà an toàn, thiết thực và tiện nghi“ người ta có nhiều mối quan tâm hơn về diện mạo bên ngoài và thiết kế nội thất bên trong ngôi nhà. Và như vậy, ngôi nhà dần được xem như những hàng hóa thông thường khác.

Trong cuộc điều tra, khi tôi chỉ vào từng bức hình ghi lại diện mạo bên ngoài hay không gian nội thất bên trong ngôi nhà và hỏi về ấn tượng đối với bức hình đó, tôi đã nhận được những đánh giá mang tính tâm lý như “không muốn ở/ có muốn ở”. Từ đây, xét một cách tổng thể, tôi có thể hiểu được tâm lý tầng sâu thông qua những trải nghiệm chung, giá trị quan và ý thức thẩm mỹ của người Nhật. Từ sự khác nhau trong ý thức thẩm mỹ hay giá trị quan được sinh ra bởi nhiều kinh nghiệm đã được tích luỹ đó, tôi chọn lọc ra một nhóm đối tượng có chung giá trị quan. Bằng những suy nghĩ để tìm ra thiết kế nhà phù hợp với nhóm này, tôi lại có những ý tưởng mới về nhà ở.

Mặc dù đây là một cuốn sách ghi lại những kết quả nghiên cứu về các vấn đề xoay quanh tâm lý giữa các cá nhân, tâm lý không gian, những hình dung liên tưởng, xu hướng nhưng đồng thời, kết quả này cũng cung cấp cho độc giả một cái nhìn mới về lĩnh vực nhà ở. Với ý nghĩa đó, tôi hy vọng rằng nghiên cứu này sẽ là cơ sở cho nhiều ý tưởng thiết kế mới trong tương lai.

Bình luận

L
Lê Quý Dương

Em mua ebook mà hổng có đọc được :((

4 năm trước

N
Nhà Xuất Bản Xây Dựng Quản trị viên

Chào anh, anh có thể liên hệ hotline hoăc qua fanpage NXB Xây dựng để được hỗ trợ anh nhé

4 năm trước

0/1500

Cùng chủ đề

Xem toàn bộ

Tuyển tập hay nhất

Tuyển tập hay nhất