Ngăn ngừa mầm bệnh công trình trong công tác thiết kế xây dựng
4.5
836
Lượt xem
9
Đã bán
Chọn sản phẩm
48.000₫
1 Tháng
  • 1 Tháng
  • 3 Tháng
  • 6 Tháng
  • Vĩnh viễn
10.000₫
Thành tiền 48.000₫
Thông tin xuất bản
NXB
Nhà xuất bản Xây dựng
Người dịch:
NXB Xây dựng
Năm XB:
2014
Loại sách:
Sách giấy; Ebook;
Khổ sách:
19 x 26.5 (cm)
Số trang:
67
Quốc gia:
Việt Nam
Ngôn ngữ:
vi
Mã ISBN:
978-604-82-1314-5
Mã ISBN Điện tử:
978-604-82-3445-4

Nếu gọi sự cố công trình là "sự phát bệnh" thì các  sai  sót  tiềm  ẩn trong các đề án thiết kế có thể gọi là các "mầm bệnh công trình"; sự tồn tại và tích lũy các mầm bệnh có thể xem như quá trình ủ bệnh, mà hậu quả của nó là sự cố công trình trong quá  trình thi công, trong quá trình sử dụng và thậm chí cả trong những giải pháp chữa trị bệnh công trình về sau.

Sai sót trong đề án thiết kế là điều thường gặp, tuy nhiên không phải tất cả các sai sót đều dẫn đến sự cố nghiêm trọng của công trình, bởi lẽ trong quá trình thi công và giám sát thi công người ta đã có thể khắc phục khá nhiều các sai sót đó. Các sai sót của thiết kế dễ được phát hiện và khắc phục trong giai đoạn thi công thường mang tính nghiệp vụ, đó là các lỗi chính tả, là sự nhầm lẫn ký hiệu, sai số số học, thiếu mặt cắt, thiếu chi tiết v.v... .

Các sai sót có tính chất "mầm bệnh công trình" phần lớn là các sai sót mang tính kỹ thuật, liên quan đến giải pháp, liên quan đến quan niệm cấu tạo của người thiết kế. Đề án thiết kế có thể không hề mắc lỗi nghiệp vụ, nhưng về mặt kỹ thuật có thể chứa đựng những nguy cơ gây hậu quả nghiêm trọng; đáng lưu ý là những sai sót liên quan đến ý đồ, đến giải pháp thiết kế thì trong quá trình thi công lại ít khi được phát hiện để khắc phục.Các "sai  sót - mầm bệnh" phát sinh thường không chỉ do những nguyên nhân chủ quan của người thiết kế, mà còn do nguyên nhân khách quan như sự thúc ép của tiến độ, sự thay đổi yêu cầu một cách đột xuất, sự thiếu thông tin... Để hạn chế sự cố công trình bằng cách ngăn ngừa nguy cơ ủ bệnh trong giai đoạn thiết kế cần quan tâm đúng mức đến quy trình quản lý chất lượng thiết kế công trình và phải xem đây là một việc làm bắt buộc. Từ năm 1996 trong hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam đã có các tiêu chuẩn đảm bảo và quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000, đây điều kiện thuận lợi để các tổ chức hoạt  động xây dựng tăng cường năng  lực quản lý chất lượng đối với sản phẩm và dịch vụ.

Bình luận

0/1500

Cùng chủ đề

Cùng chủ đề

Xem toàn bộ

Tuyển tập hay nhất

Tuyển tập hay nhất