Mất ổn định khí động do kích động xoáy và galloping đối với công trình xây dựng
4.5
813
Lượt xem
8
Đã bán
Chọn sản phẩm
80.000₫
1 Tháng
  • 1 Tháng
  • 3 Tháng
  • 6 Tháng
  • Vĩnh viễn
13.000₫
Thành tiền 80.000₫
Thông tin xuất bản
Năm XB:
2016
Loại sách:
Sách giấy; Ebook;
Khổ sách:
17 x 24 (cm)
Số trang:
154
Quốc gia:
Việt Nam
Ngôn ngữ:
vi
Mã ISBN:
978-604-82-1756-3
Mã ISBN Điện tử:
978-604-82-5897-9

Quan sát các công trình cao và kết cấu mềm như ống khói, tháp truyền hình, nhà cao tầng, cột vượt sông... người ta thấy ngoài dao động dọc theo phương luồng gió, chúng còn lắc lư cắt ngang luồng gió. Thông thường, dao động dọc theo phương luồng gió là chủ yếu, dao động theo phương ngang luồng gió là không đáng kể, nhưng trong những điều kiện nhất định, dao động theo phương ngang luồng gió trở nên không ổn định và là nguyên nhân chính gây nên hư hỏng công trình. Các kết quả nghiên cứu về hiện tượng này còn rất hạn chế [17, 18, 25, 32, 33, 52, 74, 78, 91] chủ yếu là dựa vào lý thuyết cơ bản khí động lực học và các nghiên cứu thực nghiệm trong ống thổi khí động. Nhiều vấn đề còn cần được đặt ra và được tiếp tục nghiên cứu [7, 17, 33, 58, 78].

Việc xác định các thành phần tải trọng gió trong các mô hình trước đây không xét đến dao động theo phương ngang luồng gió và tải trọng gió được chia thành hai thành phần, thành phần tĩnh và thành phần động, tương ứng với thành phần trung bình và thành phần xung của vận tốc gió, trong đó tác dụng động lực của tải trọng gió chỉ được xét theo phương dọc luồng gió. Với cách tính toán như vậy trong một sổ trường hợp đã dẫn đến sự cố công trình, thậm chí ngay cả khi vận tốc gió nhỏ hơn vận tốc đã dùng để thiết kế nó [33, 78, 93]. Các sự cố này thường xảy ra đối với các công trình cao, kết cấu mềm và đều liên quan đến hiện tượng dao động theo phương ngang luồng gió. Vậy nguyên nhân nào làm cho công trình dao động theo phương ngang luồng gió? Dao động này trong điều kiện nào thì làm cho cồng trĩnh bị sập đố? Những vấn đề nêu trên liên quan đến hiện tượng mất ổn định khí động. Để tránh hiện tượng này, tiêu chuẩn “Tải trọng và tác động TCVN 2737-1995” [12] đã quy định: đổi với công trình cao và kết cấu mềm, phải tiến hành kiểm tra tình trạng mất ổn định khí động theo các tài liệu nghiên cứu riêng hoặc phải thử nghiệm trong ống thổi khí động.

Nội dung quyển sách này trình bày về hiện tượng tự dao động theo phương ngang luồng gió, trong đó có một sổ hiệu ứng mới của điều kiện ổn định và mất ổn định khí động. Dựa vào các mô hình cơ bản đã được công bố về lực khí động, bằng việc xét thêm các yếu tố phi tuyến, yếu tổ cưỡng bức mà các lời giải trước đây chưa xét đến để chỉ ra ảnh hưởng của các yếu tố này đến điều kiện mất ổn định khí động. Vận dụng các phương pháp nửa giải tích và giải tích đủ mạnh để có thể khảo sát và phát hiện các hiệu ứng mới, bổ sung cho điều kiện ổn định hoặc mất ổn định khí động đã được phát biểu trong các công trình nghiên cứu trước đây.

Cuốn Mất ổn định khí động do kích động xoáy và galloping đối với công trình xây dựng ra đời sẽ giúp ích cho những người làm công tác nghiên cứu và thiết kế liên quan đến tác động của gió lên các công trình xây dựng và hiện tượng mất ổn định khí động.

Nội dung sách gồm 7 chương: 

- Chương 1: Hiện tượng mất ổn định khỉ động, các khái niệm cơ bản; 

- Chương 2: Mất ổn định ứng với lực khí động dạng biến đổi điều hỏa; 

- Chương 3: Mất ổn định ứng với lực khí động dạng thực nghiệm không đủ các thành phần; 

- Chương 4: Mất ổn định ứng với lực khí động dạng thực nghiệm phỉ tuyến có đủ các thành phần; 

- Chương 5: Mất ổn định ứng với lực khí động dạng phỉ tuyến có kể đến tác động cưỡng bức do tách xoáy có chu kỳ; 

- Chương 6: Mất ổn định ứng với lực khí động dạng phi tuyến có lời giải đúng; 

- Chương 7: Một số ví dụ tính toán kiểm tra mất ổn định khí động do kích động xoáy và galloping; Tác giả chân thành cảm ơn GS. TSKH. Nguyễn Đăng Bích đã giúp đỡ trong quá trình biên soạn nội dung của cuốn sách này.

Sách được biên soạn lần đầu, chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót, tác giả mong nhận được những đóng góp, góp ý của bạn đọc để sách được hoàn thiện trong lần tái bản sau.

Bình luận

0/1500

Cùng chủ đề

Cùng chủ đề

Xem toàn bộ

Tuyển tập hay nhất

Tuyển tập hay nhất