Kỷ yếu hội thảo khoa học - Quy hoạch tích hợp và yêu cầu đổi mới trong đào tạo nguồn nhân lực
4.5
23
Lượt xem
0
Đã bán
Chọn sản phẩm
Sách giấy
Sắp ra mắt
Ebook
Chưa ra mắt
Thành tiền
Thông tin xuất bản
NXB
Nhà xuất bản Xây dựng
Người dịch:
Năm XB:
Loại sách:
Khổ sách:
21 x 24 cm
Số trang:
300
Quốc gia:
Việt Nam
Ngôn ngữ:
vi
Mã ISBN:
978-604-82-7028-5
Mã ISBN Điện tử:
978-604-82-7080-3

Nhìn lại quá trình phát triển đã qua, thấm thoắt thế mà đã 30 năm kể từ ngày trường Đại học Kiến trúc Hà Nội thành lập Khoa Quy hoạch. Trước đó, Trường chỉ có 3 khoa, là khoa Kiến trúc, khoa Đô thị và khoa Xây dựng. Qua những lẩn tìm hiểu tình hình xây dựng và phát triển đô thị ở trong nước và tiếp cận với nước ngoài để tìm kiếm khả năng hợp tác, thẩy hiệu trưởng Phạm Văn Trình đã thấy rằng những vấn đề liên quan đến quy hoạch và xây dựng đô thị đang trở thành vấn đề rất được quan tâm của xã hội. Do đó, năm 1992, hiệu trưởng Phạm Văn Trình đã đề nghị Bộ Xây dựng cho phép Trường đại học Kiến trúc Hà Nội thành lập khoa Quy hoạch trên cơ sở tách bộ môn Quy hoạch thuộc khoa Kiến trúc để nhập vào khoa Đô thị, thành khoa Quy hoạch. Cũng đúng lúc này, thẩy Nguyễn Tất Dậu, chủ nhiệm khoa Đô thị vừa đến tuổi nghỉ hưu.

Để khoa Quy hoạch có thể hình thành và đi vào hoạt động ngay, thẩy Hiệu trưởng đã đề nghị Bộ Xây dựng chấp thuận cho tôi nghỉ công tác trưởng phòng Đào tạo để đảm nhiệm vị trí chủ nhiệm khoa Quy hoạch. Nhà trường đã chủ trì tập hợp một số giáo viên có kinh nghiệm của bộ môn Quy hoạch và khoa Đô thị để xây dựng kế hoạch đào tạo toàn khoá cho chuyên ngành Quy hoạch đô thị và nông thôn.

Từ đây, bắt đẩu tuyển sinh chuyên ngành Quy hoạch và dừng tuyển sinh ngành kỹ sư đô thị. Các môn học kỹ thuật hạ tẩng đô thị chủ yếu phục vụ cho chuyên ngành Quy hoạch.

Sau 5 năm đào tạo, đến năm 1997, khi khoá Kiến trúc sư Quy hoạch đẩu tiên ra trường, Nhà trường đã chỉ đạo Khoa Quy hoạch tổ chức hội nghị tổng kết 5 năm đào tạo. Đổng thời, đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học theo hướng chuyên sâu: Quy hoạch vùng, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn. Khoa đã hình thành thêm các bộ môn Quy hoạch vùng, Quy hoạch nông thôn, Môi trường đô thị; đổng thời, Nhà trường cũng thấy rằng trong thực tế, do nhu cẩu phát triển, các bộ môn kỹ thuật cẩn được tách ra đề hình thành khoa Hạ tẩng kỹ thuật và Môi trường Đô thị. Trên cơ sở đó, bước sang thế kỷ 21, hoạt động đào tạo của Khoa đã từng bước đi vào ổn định.

Đến năm 2005, do yêu cẩu phát triển, một bộ phận của khoa được tách ra để hình thành Khoa Quản lý đô thị. Đây cũng được ghi nhận là một bước phát triển hoạt động đào tạo của tập thể Khoa Quy hoạch. Những kết quả đã đạt được của Khoa như đã nêu trên chính là từ sự nỗ lực đóng góp của từng cá nhân hợp lại. Vậy nên, tăng cường hợp tác trong đào tạo và Nghiên cứu khoa học là một động lực hết sức quan trọng cẩn được quan tâm và phát huy mạnh mẽ.

Trong giai đoạn tiếp theo, khi xu hướng chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ trong xã hội, đòi hỏi chuyên ngành Quy hoạch phải không ngừngphát triển để đáp ứng yêu cẩu xã hôi, thiết nghĩ, Khoa Quy hoạch cần tiếp tục phấn đấu vươn lên, đáp ứng yêu cầu thực tế phát triển của đất nước, hướng tới hội nhập. Trong đó, sự năng động và sáng tạo của lớp các bạn trẻ là một động lực chủ yếu.

Bình luận

Tuyển tập hay nhất