Giáo trình Văn hóa và kiến trúc
4.5
647
Lượt xem
21
Đã bán
Chọn sản phẩm
190.000₫
1 Tháng
  • 1 Tháng
  • 3 Tháng
  • 6 Tháng
  • Vĩnh viễn
29.000₫
Thành tiền 190.000₫
Thông tin xuất bản
NXB
Nhà xuất bản Xây dựng
Người dịch:
Năm XB:
2022
Loại sách:
Sách giấy; Ebook;
Khổ sách:
17 x 24 (cm)
Số trang:
210
Quốc gia:
Việt Nam
Ngôn ngữ:
vi
Mã ISBN:
978-604-82-6404-8
Mã ISBN Điện tử:
978-604-82-6606-6

Nhằm đáp ứng tài liệu phục vụ giảng dạy học tập, nghiên cứu, tham khảo dành cho học viên cao học, sinh viên các ngành Kiến trúc, Kiến trúc nội thất, Kiến trúc cảnh quan, Kiến trúc quy hoạch cũng như các ngành nghệ thuật khác có liên quan và các bạn đọc có quan tâm đến lĩnh vực văn hóa - kiến trúc, Khoa Đào tạo Sau đại học, Khoa Kiến trúc và Quy hoạch, Bộ môn Lý thuyết và Lịch sử kiến trúc Trường Đại học Xây dựng Hà Nội biên soạn cuốn Giáo trình Văn hóa và Kiến trúc. Cuốn giáo trình cung cấp cho học viên, sinh viên những hiểu biết và nắm được kiến thức cơ bản về mối quan hệ biện chứng giữa văn hóa và kiến trúc, sự ra đời và quá trình phát triển của văn hóa và kiến trúc, các giá trị của văn hóa mang lại đối với kiến trúc và ngược lại. Giáo trình Văn hóa và Kiến trúc được bố cục gồm 4 chương, với các nội dung như sau:

Chương 1. Mối quan hệ giữa văn hóa và kiến trúc: Giới thiệu khái niệm chung về văn hóa và kiến trúc, sơ lược quá trình hình thành văn hóa và kiến trúc, phân tích các yếu tố ảnh hưởng và mối quan hệ giữa văn hóa và kiến trúc.

Chương 2. Văn hóa và kiến trúc thế giới: Lược khảo về văn hóa tổ chức xã hội, văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần từ thời kỳ xã hội nguyên thủy đến xã hội tư bản chủ nghĩa hiện nay của xã hội loài người, phân tích đến sự ảnh hưởng giữa văn hóa và kiến trúc trong tiến trình lịch sử phát triển tại một số nước phương Tây và phương Đông.

Chương 3. Văn hóa và kiến trúc Việt Nam: Giới thiệu về văn hóa tổ chức xã hội, văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần, sự ảnh hưởng giữa văn hóa và kiến trúc trong tiến trình lịch sử phát triển xã hội Việt Nam.

Chương 4. Phát huy các giá trị văn hóa truyền thống thông qua kiến trúc: Đề xuất việc gìn giữ và phát huy các yếu tố đặc trưng văn hóa truyền thống trong quá trình phát triển kiến trúc thông qua nhận diện các yếu tố đặc trưng có giá trị văn hóa truyền thống.

Cuốn sách giáo trình do PGS.TS.KTS. Nguyễn Đình Thi chủ biên và biên soạn các chương 1, 2; TS.KTS. Nguyễn Tất Thắng biên soạn các chương 3, 4.

Để giúp cho sinh viên, học viên dễ dàng tiếp thu kiến thức trong khi đọc giáo trình, nhóm tác giả đã giới thiệu mang tính đại cương, gợi mở và hệ thống hóa tiến trình theo xu hướng phát triển của lịch sử xã hội. Sau mỗi chương có các câu hỏi thảo luận giúp hệ thống lại kiến thức của chương đó và kiến thức chung của giáo trình.

Trong quá trình biên soạn, nhóm tác giả không tham vọng đi sâu về vấn đề văn hóa hay vấn đề kiến trúc mà chỉ mong muốn tập trung làm rõ mối quan hệ giữa văn hóa và kiến trúc để người đọc thấy được quan hệ mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau giữa hai đối tượng nghiên cứu là văn hóa và kiến trúc. Nghiên cứu lấy văn hóa làm trọng tâm để xem xét đến vấn đề kiến trúc.

Bình luận

0/1500

Tuyển tập hay nhất

Tuyển tập hay nhất