Giáo trình thông gió
4.5
1907
Lượt xem
9
Đã bán
Chọn sản phẩm
120.000₫
1 Tháng
  • 1 Tháng
  • 3 Tháng
  • 6 Tháng
  • Vĩnh viễn
21.000₫
Thành tiền 120.000₫
Thông tin xuất bản
NXB
Nhà xuất bản Xây dựng
Người dịch:
NXB Xây dựng
Năm XB:
2015
Loại sách:
Sách giấy; Ebook;
Khổ sách:
17 x 24 (cm)
Số trang:
246
Quốc gia:
Việt Nam
Ngôn ngữ:
vi
Mã ISBN:
978-604-82-1593-4
Mã ISBN Điện tử:
978-604-82-3385-3

Thời tiền sử khi dân số ít và tri thức còn hạn chế, con người chưa đủ khả năng để chinh phục thiên nhiên, cuộc sống chủ yếu dựa vào những gì thiên nhiên ban tặng. Chỗ ở lúc bấy giờ là các hang đá, hốc cây hay những túp lều thô sơ. Kể từ khi dân số tăng lên thì nhu cầu về nơi ở cũng tăng theo, buộc con người phải biết tạo dựng cho mình những nơi ở mới, từ đó hình thành nên các công trình, nhà cửa với mục đích là tránh sự ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài như mây mưa, gió, bão... Nhưng chính trong không gian khép kín đó lại thường xuyên xảy ra các hoạt động gây ô nhiễm như đun nấu, rác thải, nhà vệ sinh. Đặc biệt là các cơ sở sản xuất, nơi phát sinh nhiều hơi khí độc hại, nóng bức, ẩm thấp ảnh hưởng trực tiếp đến con người sinh sống trong đó. Do vậy vấn đề thông gió cho công trình ngày càng được quan tâm nhiều hơn.

Ngày nay, khoa học kỹ thuật phát triển đã giúp con người tạo dựng nên những công trình khá biệt lập với không gian bên ngoài như tàu điện ngầm, hầm giao thông xuyên núi, công trình quân sự dưới lòng đất. Việc thông gió để cấp không khí trong lành cho các công trình này là điều kiện tiên quyết cần phải thực hiện.

Cuốn giáo trình “Thông gió” cung cấp các kiến thức cơ bản liên quan đến môi trường không khí. Tính toán các yếu tố độc hại phát sinh bên trong nhà (nhiệt, CO2, bụi, khí độc) và xác định lưu lượng thông gió cần thiết cho 1 công trình. Trên cơ sở đó để thiết kế hệ thống thông gió cơ khí hay tự nhiên để giải phóng các chất ô nhiễm bên trong ra khỏi nhà. Nội dung giáo trình gồm có 5 chương và phần phụ lục là các tài liệu tra cứu nằm trong nội dung các chương.

Chương 1: Khái niệm chung.

Chương 2: Tính toán nhiệt thừa bên trong công trình.

Chương 3: Các thiết bị trong hệ thống thông gió.

Chương 4: Tính toán thủy lực hệ thống thông gió.

Chương 5: Thông gió tự nhiên.

Bình luận

Tuyển tập hay nhất