848 lượt mua
Hotline khách lẻ:
0965111197Hotline khách sỉ:
02439741791 - 0904833681Năm XB: | 2019 | Loại sách: | Sách giấy; Ebook; |
Khổ sách: | 17 x 24 (cm) | Số trang: | 159 |
Quốc gia: | Việt Nam | Ngôn ngữ: | vi |
Mã ISBN: | 978-604-82-2713-5 | Mã ISBN Điện tử: | 978-604-82-3541-3 |
Lý thuyết tập mờ được L.A. Zadeh đề xuất năm 1965 là cơ sở để xây dựng và phát triển logic mờ. Nhiều nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu phát triển lý thuyết tập mờ, logic mờ và ứng dụng. Mặc dù trong cộng đồng nghiên cứu cũng có một số người hoài nghi về khả năng ứng dụng của logic mờ mà đại diện là Charles Elkan với bài báo năm 1993, logic mờ vẫn được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như hệ điều khiển mờ, hệ chuyên gia, hệ trợ giúp ra quyết định, xử lý ảnh, cơ sở dữ liệu mờ,... Thời điểm bùng nổ các ứng dụng của logic mờ trong kỹ thuật là những năm 90 của thế kỷ trước. Hệ thống điều khiển tự động trong tàu điện ngầm Sendai, xe hơi của Nissan, Mitsubishi, máy giặt của Matsushita Electric là những đại diện của Nhật Bản trong ứng dụng logic mờ thời kỳ này. Ngày nay, sự hiện diện của logic mờ và điều khiển tự động bằng logic mờ xuất hiện trong hầu hết các sản phẩm từ máy giặt, máy lạnh, camera, tủ lạnh đến xe hơi, tàu điện, máy bay,...
Cuốn sách giúp cho sinh viên công nghệ thông tin hiểu được logic mờ từ cơ sở toán học, nguyên lý và các phương pháp để xây dựng các hệ thống mờ và giới thiệu một số ứng dụng tiêu biểu để sinh viên có thể vận dụng giải quyết các vấn đề thực tế.
Trang | |
Lời nói đầu | 3 |
Chương 1. Tập mờ | 7 |
1.1. Giới thiệu về khái niệm mờ | 7 |
1.2. Các định nghĩa cơ bản | 8 |
1.2.1. Tập mờ | 8 |
1.2.2. Ví dụ và quy ước biểu diễn tập mờ | 10 |
1.2.3. Một số khái niệm cơ bản khác | 11 |
1.3. Các phép toán cơ bản trên tập mờ | 13 |
1.4. Mở rộng các phép toán cơ bản | 16 |
1.4.1. t-norms | 16 |
1.4.2. t-conorms | 17 |
1.4.3. Negations | 18 |
1.5. Một số phép toán mở rộng khác | 18 |
1.5.1. Mở rộng, thu hẹp số chiều trên không gian | 18 |
1.5.2. Các phép toán mở rộng đại số | 19 |
1.5.3. Mở rộng có tham số | 20 |
1.6. Quan hệ mờ | 22 |
1.6.1. Định nghĩa quan hệ mờ | 22 |
1.6.2. Các phép toán thông dụng trên các quan hệ mờ | 23 |
1.6.3. Phép hợp thành các quan hệ mờ | 25 |
1.6.4. Tính chất của phép hợp thành Max- Min | 27 |
1.6.5. Một số quan hệ mờ đặc biệt | 29 |
Bài tập chương 1 | 31 |
Chương 2. Logic mờ | 34 |
2.1. Giới thiệu | 34 |
2.2. Biến ngôn ngữ | 35 |
2.2.1. Khái niệm | 35 |
2.2.2. Biến ngôn ngữ Truth | 36 |
2.3. Đại số gia tử - Một cấu trúc đại số cho miền trị của biến ngôn ngữ | 39 |
2.3.1. Đại số gia tử đầy đủ, tự do | 39 |
2.3.2. Đại số gia tử tuyến tính, đầy đủ | 42 |
2.3.3. Định lượng ngữ nghĩa các giá trị ngôn ngữ | 42 |
2.4. Mệnh đề mờ | 45 |
2.5. Các phép toán logic mờ | 47 |
2.5.1. Các phép hội, tuyển, phủ định trong logic mờ | 47 |
2.5.2. Phép kéo theo trong logic mờ | 50 |
2.6. Quy tắc Modus Ponens suy rộng | 53 |
Bài tập chương 2 | 55 |
Chương 3. Hệ mờ | 58 |
3.1. Khái niệm - cấu trúc hệ mờ | 58 |
3.2. Cơ sở luật mờ | 61 |
3.2.1. Các dạng luật mờ | 61 |
3.2.2. Một số tính chất của các luật | 61 |
3.3. Bộ suy diễn mờ | 62 |
3.3.1. Kết hợp trước suy diễn sau | 62 |
3.3.2. Suy diễn trước kết hợp sau | 63 |
3.3.3. Một số vấn đề khi thiết lập bộ suy diễn | 64 |
3.4. Mờ hóa và giải mờ | 65 |
3.4.1. Mờ hóa (Fuzzifiers) | 66 |
3.4.2. Giải mờ (Defuzzifiers) | 67 |
3.5. Ví dụ về hệ mờ | 70 |
3.6. Tính chất xấp xỉ hàm phi tuyến của hệ mờ | 73 |
Bài tập chương 3 | 77 |
Chương 4. Thiết kế hệ mờ và ứng dụng | 79 |
4.1. Thiết kế hệ mờ dùng bảng | 79 |
4.1.1. Phương pháp thiết kế | 79 |
4.1.2. Ứng dụng điều khiển lùi xe tự động | 81 |
4.1.3. Ứng dụng dự báo chuỗi thời gian | 86 |
4.2. Thiết kế hệ mờ bằng phương pháp giảm Gradient | 87 |
4.2.1. Phương pháp thiết kế | 87 |
4.2.2. Ứng dụng điều khiển hệ phi tuyến động | 92 |
4.3. Thiết kế hệ mờ bằng cách phân cụm dữ liệu | 93 |
4.3.1. Một dạng hệ mờ tối ưu | 94 |
4.3.2. Phương pháp thiết kế | 97 |
4.4. Thiết kế hệ mờ sử dụng đại số gia tử | 99 |
4.4.1. Phương pháp thiết kế | 99 |
4.4.2. Ví dụ ứng dụng ĐSGT xây dựng hệ mờ | 101 |
Bài tập chương 4 | 102 |
Chương 5. Cơ sở dữ liệu mờ | 105 |
5.1. Thông tin không chính xác, không chắc chắn, thông tin mờ | 105 |
5.2. Một số mô hình cơ sở dữ liệu mờ | 106 |
5.3. Đại số gia tử - Những vấn đề liên quan | 107 |
5.4. Mô hình cơ sở dữ liệu mờ với cách tiếp cận đại số gia tử | 111 |
5.4.1. Mô hình cơ sở dữ liệu mờ giá trị ngôn ngữ | 111 |
5.4.2. Biểu diễn khoảng cho các giá trị ngôn ngữ trên miền trị của các thuộc tính | 112 |
5.4.3. Biểu diễn khoảng cho các dạng dữ liệu khác | 115 |
5.4.4. Quan hệ gần nhau mức k và bằng nhau mức k trên miền trị của thuộc tính | 116 |
5.4.5. Quan hệ bằng nhau mức k và quan hệ đối sánh trên miền trị mở rộng của thuộc tính | 120 |
5.4.6. Chuyển các truy vấn mờ cơ sở về truy vấn rõ | 123 |
5.5. Phụ thuộc hàm trong CSDL mờ | 126 |
5.5.1. Quan hệ bằng nhau mức £ | 126 |
5.5.2. Phụ thuộc hàm trong cơ sở dữ liệu mờ | 127 |
5.6. Phụ thuộc đa trị trên cơ sở dữ liệu mờ | 129 |
5.6.1. Định nghĩa phụ thuộc đa trị | 130 |
5.6.2. Các quy tắc suy diễn | 131 |
5.6.3. Tính đầy đủ của tập các quy tắc suy diễn | 136 |
5.7. Một số dạng chuẩn của cơ sở dữ liệu mờ | 139 |
5.7.1. Định nghĩa dạng chuẩn mờ | 141 |
5.7.2. Tách về dạng chuẩn £F3NF bảo toàn phụ thuộc hàm mờ | 143 |
5.7.3. Tách về dạng chuẩn £FBCNF bảo toàn thông tin | 145 |
Bài tập chương 5 | 149 |
Bình luận