Giáo trình lịch sử kiến trúc
4.5
4357
Lượt xem
5
Đã bán
Chọn sản phẩm
255.000₫
1 Tháng
  • 1 Tháng
  • 3 Tháng
  • 6 Tháng
  • Vĩnh viễn
38.000₫
Thành tiền 255.000₫
Thông tin xuất bản
Năm XB:
2024
Loại sách:
Sách giấy; Ebook;
Khổ sách:
19 x 27 (cm)
Số trang:
448
Quốc gia:
Việt Nam
Ngôn ngữ:
Mã ISBN:
978-604-82-7991-2
Mã ISBN Điện tử:
978-604-82-4351-7

Để đáp ứng tài liệu học tập phục vụ cho sinh viên ngành kiến trúc, quy hoạch cũng như các ngành nghệ thuật khác. Bộ môn Lý thuyết và lịch sử kiến trúc, Khoa Kiến trúc và Quy hoạch, Trường Đại học Xây dựng biên soạn cuốn “Giáo trình Lịch sử kiến trúc” nhằm cung cấp cho sinh viên kiến thức về lịch sử kiến trúc thế giới và Việt Nam. Đồng thời thông qua lịch sử kiến trúc giúp sinh viên đúc kết được những bài học về trường phái, phong cách kiến trúc và các kiến thức văn hóa, xã hội bổ trợ cho việc nghiên cứu phát triển ý tưởng trong sáng tác đồ án kiến trúc của mình.

Cuốn giáo trình lịch sử kiến trúc được bố cục thành hai phần:

Phần thứ nhất giới thiệu về lịch sử kiến trúc thế giới, gồm 6 chương:

Chương 1: Kiến trúc thời kỳ nguyên thủy và các nền văn minh cổ đại.

Chương 2: Kiến trúc phương Tây thời Trung thế kỷ và thời Phục Hưng.

Chương 3: Kiến trúc phương Tây Cận đại.

Chương 4: Kiến trúc Hiện đại.

Chương 5: Kiến trúc Hậu hiện đại và Hiện đại mới.

Chương 6: Kiến trúc cổ châu Á.

Phần thứ hai giới thiệu về lịch sử kiến trúc Việt Nam, gồm 2 chương:

Chương 7: Kiến trúc cổ Việt Nam.

Chương 8: Kiến trúc Việt Nam Hiện đại.

Để giúp bạn đọc thuận tiện trong việc theo dõi và sử dụng giáo trình, chúng tôi hệ thống hóa tiến trình phát triển của lịch sử kiến trúc theo các giai đoạn phát triển thành các chương, cuối mỗi chương có các câu hỏi thảo luận nhằm hệ thống lại kiến thức của chương đó. Cuốn giáo trình có sử dụng hình ảnh minh họa trên internet, do không có điều kiện gặp và trao đổi xin phép các tác giả của nguồn ảnh này, vì mục đích phổ biến kiến thức, mong được thông cảm và chia sẻ.

Giáo trình được biên soạn bởi các tác giả PGS.TS.KTS. Nguyễn Đình Thi chủ biên, chịu trách nhiệm biên tập cuốn sách đồng thời biên soạn chương 7; TS.KTS. Trần Quốc Bảo đồng chủ biên, biên soạn các chương 3, 4, 5, 8;

PGS.TS. Tôn Thất Đại biên soạn chương 6; TS.KTS. Trương Ngọc Lân biên soạn chương 2 và TS.KTS. Nguyễn Hoài Thu biên soạn chương 1.

 

Bình luận

0/1500

Tuyển tập hay nhất

Tuyển tập hay nhất