Giáo trình kỹ thuật tương tự 2
4.5
2039
Lượt xem
1
Đã bán
Chọn sản phẩm
96.000₫
1 Tháng
  • 1 Tháng
  • 3 Tháng
  • 6 Tháng
  • Vĩnh viễn
14.000₫
Thành tiền 96.000₫
Thông tin xuất bản
Năm XB:
2020
Loại sách:
Sách giấy; Ebook;
Khổ sách:
17 x 24 (cm)
Số trang:
170
Quốc gia:
Việt Nam
Ngôn ngữ:
vi
Mã ISBN:
978-604-82-3234-4
Mã ISBN Điện tử:
978-604-82-3998-5

Giáo trình này được biên soạn dùng để làm tài liệu giảng dạy chính cho Học phần “Kỹ thuật tương tự 2” hệ Đại học chuyên ngành Kỹ thuật Điện tử (Điện tử Công nghiệp và Điện tử Viễn thông), đào tạo theo tín chỉ thuộc Khoa Điện - Điện tử trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên. Giáo trình này được biên soạn dựa trên cơ sở các kiến thức cơ bản mà sinh viên đã được học và nghiên cứu ở Học phần Điện tử cơ bản và Kỹ thuật tương tự 1.

Về nội dung, giáo trình đề cập một cách hệ thống các kiến thức cơ bản liên quan chặt chẽ với nhau. Giáo trình bao gồm các nội dung chính, cụ thể gồm 6 chương:

Chương 1. CÁC BỘ TẠO DAO ĐỘNG

Nội dung chính của chương này được trình bày theo các mục chính và được sắp xếp theo trình tự: các vấn đề chung về mạch tạo dao động; các bộ tạo dao động LC dùng transistor; các mạch dao động ghép biến áp; các mạch dao động RC và các bộ tạo dao động dùng thạch anh.

Chương 2. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHẾ

Trong chương này ta lần lượt nghiên cứu hai loại điều chế cơ bản: Điều biên (điều biên: AM và đơn biên SSB) và Điều chế góc (điều tần FM và điều pha PM).

Chương 3. CÁC MẠCH TÁCH SÓNG

Tương ứng với các phương pháp điều chế, chúng ta cũng lần lượt xem xét các phương pháp tách sóng, cụ thể: tách sóng biên độ và tách sóng tần số.

Chương 4. CÁC MẠCH TRỘN TẦN

Chương này được trình bày thành các mục chính và được sắp xếp như sau: nguyên lý chung về trộn tần; các hệ phương trình đặc trưng và các tham số cơ bản; các mạch trộn tần cơ bản (dùng diode, transistor lưỡng cực và transistor trường) và nhiễu trong mạch trộn tần.

Chương 5. VÒNG GIỮ PHA PLL (PLL, Phase Locked Loop)

Nội dung chính của chương được trình bày theo các vấn đề, cụ thể: Ưu nhược điểm của PLL; nguyên tắc hoạt động của PLL; các tính chất của PLL tuyến tính và ứng dụng của PLL.

Chương 6. CÁC BỘ CHUYỂN ĐỔI TƯƠNG TỰ - SỐ VÀ SỐ - TƯƠNG TỰ

Tương tự, trong chương này chúng ta cũng lần lượt đi xem xét và nghiên cứu 2 phương pháp chuyển đổi cơ bản đó là: Số sang tương tự (DAC, Digital Analog Converter) và tương tự sang số (ADC, Analog Digital Converter).

 

Bình luận

0/1500

Tuyển tập hay nhất

Tuyển tập hay nhất