Giải các bài toán địa kỹ thuật bằng đường ứng suất
4.5
1642
Lượt xem
3
Đã bán
Chọn sản phẩm
73.000₫
1 Tháng
  • 1 Tháng
  • 3 Tháng
  • 6 Tháng
  • Vĩnh viễn
12.000₫
Thành tiền 73.000₫
Thông tin xuất bản
NXB
Nhà xuất bản Xây dựng
Người dịch:
NXB Xây dựng
Năm XB:
2014
Loại sách:
Sách giấy; Ebook;
Khổ sách:
19 x 26.5 (cm)
Số trang:
141
Quốc gia:
Việt Nam
Ngôn ngữ:
vi
Mã ISBN:
978-604-82-1248-3
Mã ISBN Điện tử:
978-604-82-3429-4

Khi thành lập được các đường ứng suất (stress paths) - quỹ tích của các điểm ứng suất trong đất khi có tải trọng tác dụng sẽ giúp chúng ta hình dung được diễn biến thay

đổi ứng suất trong nền đất khi gia tải hay dỡ tải. Trong các bài toán Địa kỹ thuật, nếu thiết lập được đường ứng suất cho một  số phân tố giới  hạn, ta sẽ chọn được sơ đồ thí nghiệm trong phòng thích hợp (cố kết - thoát nước CD, cố kết - không thoát nước CU hay không  cố kết - không thoát nước UU) để từ đó có được các chỉ tiêu cơ lý phù hợp, có được quan hệ ứng suất - biến dạng chính xác cũng như thiết lập được kế hoạch quan sát và bố trí thiết bị nhằm giám sát tình trạng biến dạng, mất  ổn định của nền đất trong quá trình thi công, xây dựng và hoạt động của công trình.

Không chỉ phụ thuộc vào sơ đồ thí nghiệm, đường ứng suất biểu hiện khác nhau cho đất cố kết bình thường (normally consolidated - NC) và đất quá cố kết (over consoli dated - OC). Đất cố kết bình thường lỡ đất hiện nay ở trạng thái tương ứng với áp lực cố kết cuối cùng. Đất quá cố kết khi áp lực lớp phủ hiện nay nhỏ hơn áp lực cố kết cuối cùng đôi khi đã có trong quá khứ (như trường hợp đất được cố kết dưới lớp băng mà hiện nay không còn lớp băng đó, hoặc ở nơi một phần lớp phủ nguyên thuỷ bị rửa trôi do xói mòn). Đất được gọi là hoàn toàn cố kết khi thể tích là hằng số với điều kiện trạng thái ứng suất không đổi. Nguyên lý ứng suất hiệu quả (effective stress principle) do Terzaghi 1925, 1936 và Skempton, 1960 đưa ra là nguyên lý quan trọng nhất khi nghiên cứu tính biến dạng của đất: chỉ ứng suất hiệu quả mới có thể làm thay đổi thể tích khối đất, có thể tạo ra sức chống ma sát trong đất hay đá còn các ứng suất trung tính, bản thân chúng không làm thay  đổi thể tích hay tạo ra sức kháng ma sát (những thay đổi ứng suất trung tính có thể gián tiếp  dẫn  đến thay đổi thể  tích  hay sức kháng ma sát chỉ  trong các trường hợp, những thay đổi  này gây ra các biến đổi tương ứng của ứng suất hiệu quả). Do vậy nguyên lý này được đề cập chi tiết trong chương 1 của cuốn sách.

Cuốn sách gồm có 3 chương sau đây: Chương 1. Ứng suất và biến dạng trong đất. Chương 2. Đường ứng suất.

Chương 3. Đường ứng suất trong các bài toán Địa kỹ thuật.

Bình luận

0/1500

Cùng chủ đề

Cùng chủ đề

Tuyển tập hay nhất

Tuyển tập hay nhất