Động vật gây hại kho tàng và nhà cửa
4.5
942
Lượt xem
0
Đã bán
Chọn sản phẩm
1 Tháng
  • 1 Tháng
  • 3 Tháng
  • 6 Tháng
  • Vĩnh viễn
25.000₫
Thành tiền 25.000₫
Thông tin xuất bản
Năm XB:
2015
Loại sách:
Ebook;
Khổ sách:
20.5 x 24 (cm)
Số trang:
290
Quốc gia:
Việt Nam
Ngôn ngữ:
vi
Mã ISBN:
Mã ISBN Điện tử:
978-604-60-2067-7

Việc nghiên cứu côn trùng hại kho hay động vật hại kho, nhà cửa và di tích, do vậy không chỉ mang lại lợi ích trực tiếp để tiến hành phòng trừ chúng có hiệu quả, chống lại sự tàn phá của loài gây hại, có người còn gọi là “mất mùa trong nhà”; mà còn mang ý nghĩa xã hội sâu xa và lợi ích khác cho con người. Chẳng hạn, trong phát triển công nghệ sinh học, nhiều loài gây hại lại được nhân nuôi để làm thức ăn cho động vật khác (như mối nuôi têtê, sâu kho nuôi chim cảnh...), hay để phát triển biện pháp phòng trừ sinh học nhằm tiễu trừ các sinh vật gây hại khác. Mặt khác, côn trùng hại kho dễ nuôi và ít tốn kém, nên từ lâu đã được sử dụng làm đối tượng nghiên cứu phát triển các chuyên ngành sinh thái học (ecology), di truyền học (genetic), giao tiếp sinh học (biocommunication) v.v...

Mặc dù so với các lĩnh vực nghiên cứu sinh học khác, kết quả nghiên cứu vê' động vật hại kho, nhà cửa và di tích ở nước ta còn tản mạn và hạn chế. Nhưng vào cuối thế kỷ XX và trong 10 năm gần đây, lĩnh vực nghiên cứu này đã được quan tâm hơn, có nhiều cơ quan khoa học và các cán bộ khoa học trẻ tham gia nghiên cứu. Với mong muốn góp phần vào tiến trình phát triển hiện nay, chúng tôi biên soạn tài liệu “Động vật gây hại kho tàng và nhà cửa” với mục đích cung cấp những kiến thức cơ bản về hình thái phân loại, sinh học, sinh thái học và những nguyên tắc đánh giá sự gây hại, sự thiệt hại và biện pháp phòng trừ các đối tượng gây hại chính. Tài liệu được cấu trúc thành 13 chương:

  • Chương 1. Động vật hại kho tàng, nhà cửa, di tích và tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
  • Chương 2. Tổn hại gây ra do côn trùng và động vật khác
  • Chương 3. Phương pháp nghiên cứu côn trùng hại kho và động vật gây hại nhà cửa, di tích
  • Chương 4. Côn trùng gây hại trong hệ thống sinh thái đô thị và di tích
  • Chương 5. Sinh thái học côn trùng kho
  • Chương 6. Kiến gây hại kho tàng, môi trường dân cư và di tích
  • Chương 7. Mối gây hại kho tàng, nhà cửa và di tích
  • Chương 8. Hệ thống định loại côn trùng hại kho thường gặp
  • Chương 9. Giới thiệu một số loài côn trùng hại kho phổ biến
  • Chương 10. Biện pháp phòng trừ mối
  • Chương 11. Phòng trừ côn trùng hại kho
  • Chương 12. Thành phần các loài thuộc bộ Cánh cứng (Coleoptera) và bộ Cánh vảy (Lepidoptera) gây hại trong kho đã phát hiện ở Việt Nam và các nước Đông Nam Á
  • Chương 13. Chuột gây hại kho tàng, nhà cửa, di tích và biện pháp phòng trừ

Bình luận

0/1500

Cùng chủ đề

Cùng chủ đề

Xem toàn bộ

Tuyển tập hay nhất

Tuyển tập hay nhất