Động đất và thiết kế công trình chịu động đất
4.5
1536
Lượt xem
16
Đã bán
Chọn sản phẩm
189.000₫
1 Tháng
  • 1 Tháng
  • 3 Tháng
  • 6 Tháng
  • Vĩnh viễn
44.000₫
Thành tiền 189.000₫
Thông tin xuất bản
NXB
Nhà xuất bản Xây dựng
Người dịch:
Năm XB:
2018
Loại sách:
Sách giấy; Ebook;
Khổ sách:
17 x 24 (cm)
Số trang:
515
Quốc gia:
Việt Nam
Ngôn ngữ:
vi
Mã ISBN:
978-604-82-2398-4
Mã ISBN Điện tử:
978-604-82-4110-0

Động đất là một hiện tượng thiên nhiên gây ra rất nhiều thảm họa cho con người và các công trình xây dựng. Trong suốt chiều dài phát triển nhân loại, để bảo vệ sinh mạng của mình và tài sản vật chất xã hội, con người đã có rất nhiều nỗ lực trong việc nghiên cứu phòng - chống động đất. Tuy đã có những bước tiến rất ngoạn mục trong lĩnh vực này, nhưng con người vẫn không ngăn được những thảm họa do động đất gây ra. Các trận động đất xẩy ra trong những năm gần đây tại Nhật Bản (1995), Thổ Nhĩ Kỳ (1999), Hy Lạp (1999), Đài Loan (1999), Ấn Độ (2001), Apganistan (2002), Iran (2004), Indonesia (2004)... đã chứng minh cho điều đó.

Với trình độ khoa học - công nghệ hiện nay, con người chưa có khả năng dự báo một cách chính xác động đất sẽ xẩy ra lúc nào? ở đâu? và mạnh đến mức nào? Động đất cùng với những thay đổi bất lợi khác của môi trường sống trong những thập niên gần đây đã đặt con người trước những thách thức ngày càng nghiêm trọng. Hoạt động động đất có khuynh hướng ngày càng gây ra nhiều thiệt hại nặng nề cho tính mạng, tâm l‎ý con người và của cải xã hội trên quy mô khu vực và toàn cầu. Trong bối cảnh đó, con người đã phải thay đổi chiến lược phòng chống động đất, thay vì nghiên cứu hoàn thiện phương pháp dự báo con người chuyển sang tìm các biện pháp tích cực để sống chung với nó. Vì vậy, mục đích của việc thiết kế kháng chấn đã phải thay đổi, chuyển từ bảo vệ công trình sang bảo vệ sinh mạng của con người, hạn chế các hư hỏng và duy trì hoạt động các công trình quan trọng có chức năng bảo vệ dân sự. Điều này cũng đồng nghĩa với việc phải thay đổi yêu cầu thiết kế kháng chấn công trình, chuyển từ không hư hỏng sang không sụp đổ và hạn chế đến mức tối đa các hư hỏng. Để không bị sụp đổ, công trình phải có khả năng hấp thụ và phân tán lượng động năng mà nó nhận được trong thời gian xẩy ra động đất. Do vậy sự hiểu biết nguyên ‎lý cân bằng năng lượng sẽ là chìa khóa để phát triển một phương pháp thiết kế kháng chấn hiện đại cho các công trình xây dựng. Trên cơ sở này, một trong các nội dung chủ yếu của các tiêu chuẩn thiết kế kháng chấn cho nhà và công trình xây dựng trong các vùng có động đất hiện nay là tạo ra các hệ kết cấu với các cấu kiện có khả năng tiêu tán một lượng năng lượng đáng kể thông qua các chu kỳ biến dạng không đàn hồi ổn định, trong khi vẫn giữ được mức độ hư hỏng của công trình trong giới hạn cho phép. 

Việt Nam chúng ta đã được xác định nằm trong vùng có hoạt động động đất trung bình và yếu. Trên lãnh thổ Việt Nam đã từng xẩy ra trên 1000 trận động đất có cường độ khác nhau, trong đó có 2 trận động đất cấp VIII, 11 trận động đất cấp VII và 60 trận động đất cấp VI (theo thang MSK-64). Các kết quả nghiên cứu cho thấy tại nhiều vùng trên lãnh thổ Việt Nam khi thiết kế các công trình xây dựng phải xét tới tác động động đất. Cuối tháng 9 năm 2006, Bộ Xây dựng đã có Quyết định số 28/2006/QĐ-BXD ban hành Tiêu chuẩn TCXDVN 375:2006 "Thiết kế công trình chịu động đất". Tiêu chuẩn TCXDVN 375:2006 được biên soạn trên cơ sở chấp nhận tiêu chuẩn của Châu Âu "Eurocode 8: thiết kế kháng chấn công trình" viết tắt là EN 1998-1:2004 có bổ sung và thay thế các phần mang tính đặc thù của Việt Nam. Tiêu chuẩn EN 1998-1:2004 được đánh giá là một tiêu chuẩn thiết kế kháng chấn tiên tiến nhất hiện nay, phản ánh các kết quả thu được từ nhiều chương trình nghiên cứu rộng lớn được thực hiện trong những thập niên gần đây ở Châu Âu và trên thế giới trong lĩnh vực kháng chấn công trình. 

Kháng chấn công trình có thể xem là một lĩnh vực khoa học đa ngành, liên quan tới các kiến thức từ địa chất học, địa chấn học, động lực học công trình đến quy hoạch, kiến trúc và xã hội học. Đây là một lĩnh vực khoa học còn khá mới mẻ ở Việt nam, nên mục tiêu chủ yếu của cuốn sách là cung cấp các kiến thức cơ sở về địa chấn học công trình, động lực học công trình và thiết kế công trình chịu động đất cho những người đã có trình độ cơ bản mới bắt đầu làm quen với lĩnh vực này. Qua cuốn sách, người đọc có thể nắm bắt được những vấn đề phức tạp liên quan tới các khái niệm về độ bền, độ cứng, độ dẻo, khả năng phân tán năng lượng, kỹ thuật kiểm soát dạng phá hoại - trong quan niệm thiết kế kháng chấn hiện đại, từ đó giúp người đọc hiểu và diễn đạt đúng nội dung tiêu chuẩn TCXDVN 375:2006 vừa mới được ban hành. 

Nội dung của cuốn sách gồm 7 chương, được viết trên cơ sở các bài giảng môn học "Động lực học và tính toán kháng chấn công trình" ở trường Đại học Quốc gia Xây dựng công trình (INES de Génie civil) ở Chlef - Algérie từ năm 1985 đến 1989 và môn học "Động đất và Lý‎ thuyết tính toán công trình chịu động đất" trong chương trình đào tạo sau đại học tại trường Đại học Xây dựng từ năm 1996 đến nay. 

Đối tượng của cuốn sách này là các kỹ sư xây dựng làm việc trong các cơ sở thiết kế và thi công, các kiến trúc sư, sinh viên và học viên cao học ngành xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp, những người làm công tác nghiên cứu và giảng dạy trong lĩnh vực xây dựng. Với các vấn đề được đề cập tới trong nội dung, các đối tượng trên sẽ có khả năng làm việc một cách hiệu quả với các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực khác nhau (địa chất học, địa chấn học, kiến trúc, quy hoạch...) trong các dự án thiết kế công trình chịu động đất.

Bình luận

0/1500

Cùng chủ đề

Cùng chủ đề

Xem toàn bộ

Tuyển tập hay nhất

Tuyển tập hay nhất