Địa chất thủy văn ứng dụng
4.5
1289
Lượt xem
4
Đã bán
Chọn sản phẩm
90.000₫
1 Tháng
  • 1 Tháng
  • 3 Tháng
  • 6 Tháng
  • Vĩnh viễn
45.000₫
Thành tiền 90.000₫
Thông tin xuất bản
NXB
Nhà xuất bản Xây dựng
Người dịch:
Năm XB:
2006
Loại sách:
Sách giấy; Ebook;
Khổ sách:
19 x 26.5 (cm)
Số trang:
534
Quốc gia:
Việt Nam
Ngôn ngữ:
vi
Mã ISBN:
530-2006/CXB/7-41/XD
Mã ISBN Điện tử:
978-604-82-5612-8

Nước phân bố rất rộng rãi trên quả đất, có mặt tại các quyển: khí quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển - vỏ quả đất. Nước có vai trò quan trọng trong sự phát triển tự nhiên và đời sống trên hành tinh của chúng ta: tham gia vào tất cả các quá trình địa chất - vật lí, địa hoá xảy ra ở trên mặt và trong vỏ quả đất; không có nước không có sự sống, ở đâu thiếu nước ở đó kinh tế quốc dân không phát triển được.

Nước có thể tồn tại trên mặt đất - nước mặt hay trong lỗ rỗng, khe nứt của đất đá nằm ở dưới mặt đất - nước dưới đất và được hai ngành khoa học tương ứng nghiên cứu là thuỷ văn và địa chất thuỷ văn. Do nước mặt và nước dưới đất thường có quan hệ thuỷ lực với nhau nên cần có kiến thức chung về thuỷ văn - địa chất thuỷ văn khi giải quyết các vấn đề thực tiễn.

Địa chất thuỷ văn là ngành khoa học nghiên cứu về nguồn gốc, lịch sử thành tạo, các quy luật phân bố, vận động, các tính chất vật lí, thành phần hoá học, thành phần khí và các quy luật biến đổi của nước dưới đất trong điều kiện tự nhiên và nhân tạo. Địa chất thuỷ văn cũng nghiên cứu các điều kiện thành tạo mỏ nước (nước nhạt, nước khoáng, nước công nghiệp,...), vai trò của nước trong sự thành tạo và phá huỷ các mỏ khoáng sản (khoáng sản cứng, dầu khí), các phương pháp tìm kiếm thăm dò các dạng khác nhau của mỏ nước, tính toán trữ lượng, các biện pháp bổ sung trữ lượng, các điều kiện cân bằng và động thái, các phương pháp bảo vệ nguồn nước khỏi bị nhiễm bẩn, các điều kiện chôn vùi những dòng nước thải công nghiệp và sinh hoạt.

Với khả năng nhiễm bẩn ngày càng cao của nước mặt, nước dưới đất chắc chắn sẽ là nguồn nước quý giá được khai thác để cấp nước cho sinh hoạt, cho công nghiệp, cho tưới, ... ở các thành phố lớn. Lượng nước yêu cầu cho mỗi người là 600 - 10001/ngày. Lượng nước tưới cho 1ha bình thường là 2000m3/năm. Lượng nước cần để sản xuất 1 tấn giấy là 450 - 1000m3, 1 tân cao su - 2400m3, 1 tấn niken - 800m3, 1 tấn thép hay gang -150 - 200m3. Nước khoáng được dùng để an dưỡng chữa bệnh. Nước dưới đất có nhiệt độ cao là nguồn năng lượng quan trọng để phát điện, sưởi ấm...

Các công trình xây dựng với quy mô ngày càng lớn, các đường hầm giao thông - thuỷ lợi, thuỷ điện, công trình khai thác mỏ ngày càng đi sâu vào lòng đất cần phải tính toán lượng nước chảy vào hô móng, đường hầm, khả năng phát sinh các hiện tượng địa chất không có lợi: trượt, cát chảy, xói ngầm, cactơ,... khả năng ăn mòn vật liệu xây dựng... để có biện pháp xử lí thích hợp.

Khoa học Địa chất thuỷ văn bao gồm các môn học: Địa chất thuỷ văn đại cương, động lực hộc nước dưới đất, thuỷ địa hoá, phương pháp điều tra địa chất thuỷ văn, Địa chất thuỷ văn mỏ, môn học về nước khoáng và Địa chất thuỷ văn khu vực; Địa chất thuỷ văn công trình là môn học vận dụng các kiến thức về Địa chất thuỷ văn để nghiên cứu, xử lí các hiện tượng địa chất khi xây dựng công trình (nước thấm vào hố móng, công trình ngầm, qua nền, qua vai công trình, qua bờ hồ, đáy và mái kênh dẫn); Địa chất thuỷ văn ứng dụng  môn học Địa chất thuỷ văn nghiên cứu toàn diện về nước dưới đất: sự hình thành, tồn tại, vận động cho đến những vấn đề về chất lượng, trữ lượng, quy luật phân bố, khả năng khai thác sử dụng hợp lí và quản lí, bảo vệ nước dưới đất khỏi bị ô nhiễm khi dùng nước cho các nhu cầu khác nhau.

Dựa trên bản dịch cuốn Địa chất thuỷ văn ứng dụng (Nhà xuất bản Prentice Hall xuất bản lần thứ ba nầm 1993) của GS Fetter c.w thuộc Trường Đại học Wisconsin - Oshkooh (Mỹ), cuốn sách giáo khoa hiện đang dùng giảng dạy cho các trường Đại học Mỹ, Canada ...đã được Nhà xuất bản Giáo dục ấn hành năm 2000, cuốn Địa chất thuỷ văn ứng dụng được biên soạn lần này đã bỏ một số nội dung không phù hợp thực tế Việt Nam, sắp xếp, ghép một số chương lại (từ 14 chương thành 8 chương) để làm rõ 4 chủ đề chính của cuốn sách như sau:

  • Địa chất thuỷ văn đại cương (từ chương 1 đến 4): giới thiệu về chu trình thuỷ văn, sự hình thành nước dưới đất, các tính chất của tầng chứa nước, dòng nước dưới đất khu vực.
  • Thấm của nước dưới đất (chương 5 và chương 6): giới thiệu các nguyên lí của dòng nước dưới đất và dòng nước dưới đất tới giếng.
  • Chất lượng nước và sự ô nhiễm nước dưới đất (chương 7): giới thiệu về thành phần hoá học của nước dưới đất, các tiêu chuẩn chất lượng nước, các nguồn gây ô nhiễm nước dưới đất, vận chuyển khối của các chất hoà tan và các biện pháp phục hồi chất lượng nước dưới đất.
  • Nghiên cứu nước dưới đất (chương 8): giới thiệu về sự phát triển và quản lí nước dưới đất, các phương pháp khảo sát địa chất thuỷ văn và các mô hình nước dưới đất đang được sử dụng để nghiên cứu nước dưới đất.

Hy vọng cuốn sách được biên soạn lại này sẽ giúp ích phần nào cho việc học và giảng dạy môn học Địa chất thuỷ văn tại các trường đại học, cao đắng,... cũng như cho công tác thực tế của các kĩ sư, cán bộ kĩ thuật khi giải quyết các vấn đề có liên quan tới tác động của nước dưới đất củng như khi sử dụng nước dưới đất cho các mục đích khác nhau.

Hà Nội tháng 6 năm 2006

NGUT. GVC. Nguyễn Uyên

 

Bình luận

0/1500

Tuyển tập hay nhất

Tuyển tập hay nhất