Di sản văn hóa Việt Nam - Bản sắc và những vấn đề về quản lý bảo tồn
4.5
1247
Lượt xem
22
Đã bán
Chọn sản phẩm
115.000₫
1 Tháng
  • 1 Tháng
  • 3 Tháng
  • 6 Tháng
  • Vĩnh viễn
25.000₫
Thành tiền 115.000₫
Thông tin xuất bản
NXB
Nhà xuất bản Xây dựng
Người dịch:
NXB Xây dựng
Năm XB:
2012
Loại sách:
Sách giấy; Ebook;
Khổ sách:
17 x 24 (cm)
Số trang:
291
Quốc gia:
Việt Nam
Ngôn ngữ:
vi
Mã ISBN:
2013-33
Mã ISBN Điện tử:
978-604-82-3964-0

 

Di sản văn hoá Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hoá, đồng thời là một bộ phận của di sản văn hoá nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta.

Để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá, Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam đã có nhiều chính sách về bảo tồn di sản văn hóa. Ngày 23/11/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh - Chủ tịch Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa - đã ban hành Sắc lệnh 65/SL về Bảo tồn cổ tích. Sau khi miền Bắc được giải phóng,  ngày 29/10/1957, Thủ tướng Chính phủ Phạm Văn Đồng đã ký Nghị định số 519/TTg ban hành Quy định thể lệ về Bảo tồn cổ tích. Ngày 04/04/1984

Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Trường Chinh đã ký ban hành Pháp lệnh số 14- LCT/HĐNN7 về Bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh. Ngày 29/6/2001, Quốc hội khóa 10 đã thông qua Luật số 28/2001/QH10 về Di sản văn hóa. Ngày 30/6/2010, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Thông tư số 04/2010/TT-BVHTTDL về Quy định việc kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể và lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể để đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Nhà nước và xã hội đã rất chú ý, chăm lo đến công tác bảo tồn di sản văn hóa. Đến nay, qua các đợt kiểm kê di sản bất động sản, Việt Nam đã thống kê được hơn 40000 di tích, thắng cảnh trong đó có hơn 3000 di tích được xếp hạng di tích quốc gia và hơn 5000 di tích được xếp hạng cấp tỉnh. Ngày 12/8/2009, Thủ tướng Chính phủ lần đầu tiên đã quyết định xếp hạng 10 di tích quốc gia đặc biệt và hiện tại đã có 34 di tích được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt, trong đó nhiều di sản được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên và di sản văn hóa thế giới.

Nhà nước cũng quan tâm xây dựng các bảo tàng để gìn giữ và phát huy những di sản là động sản. Đến nay, Việt Nam có 127 bảo tàng công lập, bao gồm các bảo tàng quốc gia, bảo tàng chuyên ngành và bảo tàng tỉnh, thành phố thuộc nhiều loại hình khác nhau. Sau khi Luật Di sản văn hóa được ban hành, một số bảo tàng ngoài công lập do các tổ chức xã hội và cá nhân cũng được thành lập. Nhiều bảo tàng ngoài công lập hoạt động có hiệu quả như Bảo tàng Y học cổ truyền Việt Nam (FITO, thành phố Hồ Chí Minh), Bảo tàng Cội nguồn (Phú Quốc, Kiên Giang)...

Việt Nam có 54 dân tộc anh em chung sống, mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa riêng và di sản văn hóa đặc biệt là di sản văn hóa phi vật thể độc đáo. Một số di sản văn hóa phi vật thể đã được vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể nhân loại.

Tuy vậy, bảo tồn di sản văn hóa là vấn đề khó khăn và phức tạp, và cũng là câu chuyện hàng ngày trên các mặt báo hiện nay, vấn đề đặt ra là bảo tồn di sản như thế nào?.

Để góp phần vào việc nghiên cứu bảo tồn và phát huy di sản văn hóa nhất là trong bối cảnh hội nhập với quốc tế và kinh tế thị trường, Nhà xuất bản Xây dựng cho ra đời cuốn Di sản văn hóa Việt Nam - Bản sắc và những vấn đề về quản lý, bảo tồn do tác giả Nguyễn Thịnh biên soạn. Hy vọng cuốn sách có thể đồng hành cùng bạn đọc tiếp cận các vấn đề về bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Việt Nam.

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa là lĩnh vực rộng và phức tạp. Tuy tác giả đã có nhiều cố gắng, song chắc chắn khó tránh khỏi những thiếu sót. Nhà xuất bản và tác giả mong được sự góp ý của bạn đọc để lần xuất bản sau hoàn thiện hơn.

 

Bình luận

0/1500

Tuyển tập hay nhất

Tuyển tập hay nhất