807 lượt mua
Hotline khách lẻ:
0965111197Hotline khách sỉ:
02439741791 - 0904833681NXB | Nhà xuất bản Xây dựng | Người dịch: | |
Năm XB: | 2011 | Loại sách: | Sách giấy; Ebook; |
Khổ sách: | 17 x 24 (cm) | Số trang: | 231 |
Quốc gia: | Việt Nam | Ngôn ngữ: | vi |
Mã ISBN: | 2011-ctbttdkkhnavn | Mã ISBN Điện tử: | 978-604-82-4072-1 |
« Công trình bê tông luôn làm việc trong một điều kiện khí hậu cụ thể. »
Tác giả
Bê tông cũng giống như loài cây, nó ưa nhiệt và ẩm.
Cây không có nước sẽ khô héo, không có nắng ấm sẽ kém phát triển. Bê tông cũng vậy, khi có nền nhiệt độ và độ ẩm không khí cao thì chất lượng sẽ tốt, cường độ ngày càng phát triển. Ngược lại thì chất lượng sẽ kém đi.
Nước ta nằm trong vùng có khí hậu nóng ẩm. Khí hậu này về cơ bản rất thích hợp với các kết cấu bê tông vì nó có nền nhiệt độ và độ ẩm cao. Đây là điều kiện tự nhiên quý, giúp cho kết cấu bê tông duy trì được chất lượng lâu dài trong quá trình sử dụng công trình. Tuy nhiên khí hậu nóng ẩm nước ta cũng có những tác động ngược lại, làm cho chất lượng bê tông bị kém, kết cấu bê tông có thể bị nứt, bị ăn mòn, rêu mốc, thấm dột, do đó tuổi thọ công trình sẽ bị suy giảm. Đối với người xây dựng thì vấn đề đặt ra là: làm sao tận dụng được những mặt tích cực của vùng khí hậu đối với kết cấu bê tông để duy trì và nâng cao chất lượng của chúng. Đồng thời khắc phục được những mặt tiêu cực của vùng khí hậu để tránh những tổn thất chất lượng có thể xảy ra.
Cuốn sách này giới thiệu một số kết quả nghiên cứu và kinh nghiệm thức tế về nâng cao chất lượng và sử lý sự cố công trình bê tông chịu tác động thường xuyên và dài ngày của các điều kiện của khí hậu nóng ẩm Việt Nam. Những số liệu kỹ thuật nêu trong sách đều được phân tích đánh giá khoa học trong phòng thí nghiệm và được kiểm chứng trên nhiều công trình trong nhiều năm qua. Các hình ảnh nêu trong sách đều là của những công trình xây dựng ở Việt Nam trong nhiều năm qua. Khi đề cập đến mỗi vấn đề kỹ thuật cụ thể, tác giả đều cố gắng phân tích lý thuyết cơ bản của vấn đề, và đối chiếu với thực tế trên công trình để chứng tỏ.
Những vấn đề nêu trong sách có thể sẽ giúp bạn đọc tham khảo trong công tác thiết kế, thi công, kiểm tra chất lượng công trình bê tông, nghiên cứu khoa học về bê tông và kết cấu bê tông, đào tạo đại học và trên đại học chuyên ngành xây dựng.
Mục Lục
Trang | |
Lời nói đầu | 3 |
Chương 1. Khí hậu nóng ẩm Việt Nam với công nghệ bê tông | |
1.1. Đặc điểm khí hậu nóng ẩm Việt Nam | 5 |
1.2. Đặc điểm khí hậu miền Bắc đối với công tác bê tông | 6 |
1.3. Đặc điểm khí hậu miền Nam đối với công tác bê tông | 7 |
1.4. Đặc điểm khí hậu miền Trung đối với công tác bê tông | 9 |
1.5. Đặc điểm khí hậu vùng ven biển Việt Nam đối với công tác bêtông | 9 |
1.6. Tương thích công tác bê tông với điều kiện khí hậu | 10 |
Chương 2. Đặc điểm đóng rắn của bê tông trong điều kiện | |
khí hậu nóng ẩm Việt Nam | |
2.1. Các quá trình vật lý xảy ra khi bê tông đóng rắn dưới tác động | |
của các yếu tố khí hậu nóng ẩm | 11 |
2.1.1. Quá trình mất nước của bê tông quá trình mất nước của bê tông | 11 |
2.1.2. Quá trình biến dạng mềm của bê tông | 18 |
2.1.3. Kết luận | 26 |
2.2. Bảo dưỡng ẩm bê tông trong điều kiện khí hậu nóng ẩm Việt Nam | 27 |
2.2.1. Khái niệm bảo dưỡng ẩm | 27 |
2.2.2. Hai giai đoạn bảo dưỡng ẩm bê tông | 28 |
2.2.3. Hai thông số kỹ thuật bảo dưỡng ẩm bê tông | 29 |
2.2.4. Tổn thất cường độ bê tông khi không được bảo dưỡng ẩm | 29 |
2.2.5. Xác định R và T của bê tông | 30 |
2.2.6. Bản đồ phân vùng khí hậu bảo dưỡng ẩm bê tông | 30 |
2.2.7. Ý nghĩa của bảo dưỡng ẩm 1 ngày đầu | 34 |
2.2.8. Sự phất triển cường độ bê tông sau khi bảo dưỡng ẩm | 34 |
2.2.9. Công tác kiểm tra quá trình bảo dưỡng ẩm bê tông | 34 |
2.3. Lý thuyết đóng rắn của bê tông trong điều kiện khí hậu nóng ẩm | 35 |
Chương 3. Tăng nhanh quá trình đóng rắn bê tông trong điều kiện | |
khí hậu nóng ẩm Việt Nam | |
3.1. Đặt vấn đề | 39 |
3.2. Những chỉ số cường độ bê tông cần kiểm soát | 40 |
3.3. Đầm lại bê tông | 40 |
3.3.1. Khái niệm đầm lại bê tông | 41 |
3.3.2. Phương tiện đầm lại | 41 |
3.3.3. Thời điềm đầm lại | 41 |
3.3.4. Hiệu quả đầm lại | 42 |
3.3.5. Cơ chế tăng cường độ bê tông khi đầm lại | 43 |
3.3.6. Đầm lại lần thứ 2 | 44 |
3.4. Sử dụng năng lượng mặt trời | 45 |
3.4.1. Đặt vấn đề | 45 |
3.4.2. Sơ lược vể phổ bức xạ mặt trời | 46 |
3.4.3. Nguyên lý hiệu ứng lồng kính | 46 |
3.4.4. Hiệu quả ứng dụng | 48 |
3.5. Kiểm soát cường độ bê tông | 51 |
Chương 4. Biến dạng cứng của bê tông dưới tác động của khí hậu | |
nóng ẩm Việt Nam | |
4.1. Khái niệm | 52 |
4.2. Nguyên lý cơ bản | 52 |
4.3. Cơ chế biến dạng cứng lớp bê tông mỏng dưới tác động | |
4.4. Xác định khoảng cách khe co giãn nhiệt ẩm Lmax cho lớp | |
bê tông chống thấm mái | 57 |
4.4.1. Bài toán biến dạng | 57 |
4.4.2. Xác định khoảng cách L giữa các vết nứt của lớp bê tông | |
chống thấm mái | 59 |
4.5. Xác định khoảng cách khe co giãn nhiệt ẩm cho kết cấu BTCT | 60 |
4.5.1. Khái niệm khe co giãn nhiệt ẩm | 60 |
4.5.2. Loại hình khe co giãn nhiệt ẩm | 61 |
4.5.3. Khoảng cách khe co giãn nhiệt ẩm trên kết cấu công trình | 62 |
4.6. Tiêu chuẩn TCXDVN 313: 2004 | 75 |
4.7. Vị trí và cấu tạo một số khe co giãn nhiệt ẩm trên công trình | 76 |
4.7.1. Khe Giãn | 76 |
4.7.2. Khe Co | 77 |
4.8. Một số dạng vết nứt thường gặp trên kết cấu BTCT | 78 |
4.9. Đặc điểm mái bê tông dán ngói trong điều kiện khí hậu | |
nóng ẩm Việt Nam | 83 |
4.10. Thi công khe co giãn nhiệt ẩm | 83 |
4.10.1. Thi công khe Giãn | 86 |
4.10.2. Thi công khe Co | 86 |
4.10.3. Khe Giãn có chức năng ngăn nước | 89 |
4.10.4. Khe co giãn cho tường chắn đất | 89 |
4.11. Đảm bảo chất lượng khe co giãn nhiệt ẩm | 91 |
4.12. Sức chịu nắng mưa đột ngột của bê tông | 92 |
4.13. Tổng hợp các hiện tượng nứt có thể xảy ra trên kết cấu bê tông | |
và bê tông cốt thép | 96 |
4.13.1. Nứt khi bê tông chưa có cường độ | 96 |
4.13.2. Nứt khi bê tông đã có cường độ | 97 |
Chương 5. Bê tông khối lớn | |
5.1. Khái niệm bê tông khối lớn | 99 |
5.2. Nhiệt thuỷ hoá xi măng trong bê tông khối lớn | 99 |
5.2.1. Phản ứng thuỷ hoá xi măng | 99 |
5.2.2. Quá trình tích tụ nhiệt thuỷ hoá xi măng trong bê tông khối lớn | 100 |
5.3. Cơ chế nứt kết cấu bê tông khối lớn do hiệu ứng nhiệt thuỷ hoá | |
xi măng | 103 |
5.3.1. Phân tích cơ chế gây nứt bê tông khối lớn | 103 |
5.3.2. Cơ chế nứt khối bê tông thí nghiệm | 104 |
5.4. Điều kiện gây nứt bê tông khối lớn trong môi trường khí hậu | |
nóng ẩm Việ Nam | 107 |
5.4.1. Yếu tố gây nứt bê tông | 107 |
5.4.2. Lõi an toàn | 109 |
5.5. Thiết kế thành phần bê tông khối lớn | 113 |
5.5.1. Yêu cầu thiết kế | 113 |
5.5.2. Sử dụng vật liệu | 114 |
5.6. Quy trình thi công bê tông khối lớn | 115 |
5.6.1. Cân đong và nhào trộn bê tông | 115 |
5.6.2. Vận chuyển bê tông | 115 |
5.6.3. Đổ và đầm bê tông | 116 |
5.6.4. Bảo dưỡng bê tông | 118 |
5.6.5. Kiểm soát nhiệt độ bê tông | 118 |
5.6.6. Công tác cốppha | 118 |
5.7. Biện pháp phòng chống nứt trong thi công bê tông khối lớn | 119 |
5.7.1. Biện pháp hạn chế tốc độ phát nhiệt thủy hóa của xi măng | |
trong bê tông | 119 |
5.7.2. Biện pháp hạn chế độ chênh nhiệt độ | 124 |
5.7.3. Công tác kiểm tra trong thi công | 124 |
5.7.4. Công tác nghiệm thu | 135 |
5.8. Tiêu chuẩn TCXDVN 318: 2004 | 135 |
Chương 6. Chống nóng công trình | |
6.1. Mục đích chống nóng | 137 |
6.2. Yêu cầu chống nóng công trình | 137 |
6.2.1. Một số yêu cầu chung | 137 |
6.2.2. Chống nóng phải đi đôi với chống thấm | 139 |
6.2.3. Chống nóng phải đi đôi với chịu lực cần thiết của kết cấu | 139 |
6.2.4. Sử dụng vật liệu cách nhiệt hợp lý và dễ kiếm | 140 |
6.2.5. Dễ thi công | 142 |
6.2.6. Dễ sửa chữa | 142 |
6.2.7. Bền trong môi trường | 142 |
6.3. Một số vật liệu nhẹ thông dụng dùng để cách chống nóng | |
6.3.1. Vật liệu rời | 143 |
6.3.2. Bê tông nhẹ | 143 |
6.3.3. Tấm xốp polystyrene | 146 |
6.4. Một số giải pháp kỹ thuật truyền thống để chống nóng | |
6.4.1. Dùng gạch có lỗ rỗng lớn | 146 |
6.4.2. Dùng xỉ hạt hoặc tro nhiệt điện | 147 |
6.4.3. Dùng bê tông tổ ong | 148 |
6.4.4. Dùng tầng đệm không khí | 148 |
6.4.5. Dùng mái dốc trên bê tông mái | 149 |
6.5. Một số giải pháp có hiệu quả chống nóng mái bằng BTCT | 150 |
6.5.1. Chống nóng bằng vật liệu nhẹ cách nhiệt | 150 |
6.5.2. Chống nóng mái bằng tấm xốp polystyrene | |
6.5.3. Chống nóng bằng tầng đệm không khí | 155 |
6.5.4. Chống nóng mái bằng cách lợp mái dốc | 156 |
6.5.5. Biện pháp cách nhiệt cho mái dốc bê tông dán ngói | 157 |
6.6. Sửa chữa các mái đang bị nóng | 159 |
6.7. Chống nóng tường ngoài hướng Tây của nhà | 159 |
6.7.1. Đặc điểm tác động nhiệt môi trường lên tường hướng Tây | |
và yêu cầu cách nhiệt | 160 |
6.7.2. Một số giải pháp chống nóng cho tường ngoài hướng Tây | |
của nhà | 161 |
6.7.3. Chống nóng tường qua hệ cửa sổ kính | 166 |
6.8. Đảm bảo chất lượng chống nóng công trình | 171 |
6.9. Nhà mát âm | 171 |
6.9.1. Điều kiện để có bầu không khí mát âm | 172 |
6.9.2. Một số giải pháp kỹ thuật cần thiết để có nhà mát âm | 172 |
6.9.3. Kinh nghiệm một số nhà có bầu không khí mát âm | 174 |
Chương 7. Chống thấm nước công trình bê tông cốt thép | |
7.1. Hiện tượng thấm nước của bê tông | 178 |
7.2. Ý nghĩa, nguyên tắc và yêu cầu chống thấm | 180 |
7.2.1. Ý nghĩa chống thấm | 180 |
7.2.2. Nguyên tắc chống thấm | 180 |
7.2.3. Yêu cầu chống thấm | 181 |
7.3. Chống thấm mái bê tông cốt thép | 182 |
7.3.1. Các dạng thấm qua mái bê tông cốt thép | 182 |
7.3.2. Phân tích một số hình ảnh mái bị thấm | 182 |
7.3.3. Chống thấm mái BTCT làm mới | 185 |
7.3.4. Chống thấm mái sửa chữa | 192 |
7.4. Chống thấm sàn khu dùng nước trong nhà | 194 |
7.4.1. Chống thấm sàn khu dùng nước làm mới | 194 |
7.4.2. Chống thấm sàn khu dùng nước sửa chữa | 195 |
7.5. Chống thấm bể chứa nước | 195 |
7.5.1. Yêu cầu chống thấm đối với kết cấu bể chứa nước | 195 |
7.5.2. Giải pháp chống thấm bể chứa nước | 196 |
7.6. Chống thấm tầng hầm bê tông cốt thép | 197 |
7.6.1. Chống thấm chủ động | 198 |
7.6.2. Chống thấm bị động | 201 |
Chương 8. Cacbônat hoá, nồm, rêu mốc | |
8.1. Cacbonat hoá bề mặt bê tông | 204 |
8.1.1. Khái niệm | 204 |
8.1.2. Diễn biến quá trình cacbônat hoá và tác động | 204 |
8.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến cacbônat hoá | 205 |
8.1.4. Biện pháp hạn chế cacbônat hoá bê tông | 207 |
8.1.5. Hiện tượng tiết vôi của bê tông | 207 |
8.2. Nồm và biện pháp hạn chế nồm | 210 |
8.2.1. Khái niệm | 210 |
8.2.2. Điều kiện có nồm | 210 |
8.2.3. Biện pháp hạn chế nồm | 212 |
8.3. Rêu mốc và biện pháp chống rêu mốc | 213 |
8.3.1. Khái niệm | 213 |
8.3.2. Điều kiện có rêu mốc | 215 |
8.3.3. Biện pháp hạn chế rêu mốc | 215 |
Tài liệu tham khảo | 218 |
Bình luận