Công nghệ xử lý, tái chế, tái sử dụng chất thải rắn
4.5
2085
Lượt xem
4
Đã bán
Chọn sản phẩm
105.000₫
1 Tháng
  • 1 Tháng
  • 3 Tháng
  • 6 Tháng
  • Vĩnh viễn
21.000₫
Thành tiền 105.000₫
Thông tin xuất bản
NXB
Nhà xuất bản Xây dựng
Người dịch:
NXB Xây dựng
Năm XB:
2012
Loại sách:
Sách giấy; Ebook;
Khổ sách:
19 x 26.5 (cm)
Số trang:
247
Quốc gia:
Việt Nam
Ngôn ngữ:
vi
Mã ISBN:
978-604-82-1132-5
Mã ISBN Điện tử:
978-604-82-4429-3

Hoạt động thu hồi và tái chế chất thải rắn có ý nghĩa quan trọng về mặt kinh tế, xã hội và môi trường, bởi nó mang lại những lợi ích thiết thực.

  • Giảm đáng kể lượng chất thải rắn phải xử lý, từ đó giảm công suất của công trình xử lý nên sẽ tiết kiệm diện tích chôn lấp, hoặc giảm bớt kinh phí đầu tư cho nhà máy xử lý (đốt chế biến phân bón) và giảm tác động xấu đến môi trường.
  • Thu hồi lại năng lượng, vật liệu và sản phẩm chuyển hoá từ chất thải rắn để cung cấp cho một số ngành sản xuất, sinh hoạt. Do tận dụng vật liệu, năng lượng tái sinh thay thế cho nguyên vật liệu gốc phải khai thác từ thiên nhiên nên sẽ tiết kiệm tài nguyền thiết thực bảo vệ môi trường - phát triển bền vững.
  • Góp phần giải quyết vẩn đề khó khăn nhất về xử lý chất thải rắn khó phân huỷ hiện nay. Việc xử lý loại chất thải rắn này thường đòi hỏi chi phí cao. Do đó, nếu tăng cường tái chế sẽ giảm được chỉ phỉ xử lý.
  • Tái sản xuất ra một lượng sản phẩm từ phế liệu nên sẽ góp phần nâng cao tổng sản phẩm trong nước và có thể tiết kiệm ngoại tệ trong việc nhập nguyên liệu cho sản xuất (đối với các nguyên liệu không có sẵn trong nước).
  • Tạo công ăn việc làm cho người lao động và tăng doanh thu từ hoạt động tái chế chất thải.

Tái chế có thể làm giảm được lượng thải ban đầu, tuy nhiên lại phát sinh ra một lượng thải khác từ quá trình phục vụ tải chế như thu gom, vận chuyển và chế biến lại, nên cần thận trọng về môi trường.

Tái chế nguyền liệu thường đòi hỏi quá trình loại bỏ tạp chất phức tạp dẫn đến tăng chi phí hoạt động, mặt khác nếu quá trĩnh loại bỏ tạp chất không được tiến hành hợp lý thì sản phẩm tái chế sẽ có chất lượng thấp.

Với những ỷ nghĩa từ lợi ích đó, trong chiến lược quản lý và xử lý chất thải rắn đã coi trọng việc sử dụng lại, tái chế và nâng cao giả trị của chất thải theo thứ tự ưu tiên là:

  • Giảm thiểu chất thải rắn;
  • Tái sử dụng chất thải rắn;
  • Tái chế chất thải rắn;
  • Nâng cao giá trị của chất thải rắn;
  • Thải bỏ.

Bên cạnh những lợi ích về nhiều mặt đó, hoạt động tái chế nếu không được tổ chức quản lý và kiểm soát chặt chẽ cũng gây ra những tác động tiêu cực, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường và sức khoẻ cho những người hoạt động trong mạng lưới thu hồi, tái chế chất thải.

Bình luận

0/1500

Tuyển tập hay nhất

Tuyển tập hay nhất