Cơ học môi trường liên tục
4.5
892
Lượt xem
3
Đã bán
Chọn sản phẩm
38.000₫
1 Tháng
  • 1 Tháng
  • 3 Tháng
  • 6 Tháng
  • Vĩnh viễn
26.000₫
Thành tiền 38.000₫
Thông tin xuất bản
Năm XB:
2002
Loại sách:
Sách giấy; Ebook;
Khổ sách:
17 x 24 (cm)
Số trang:
306
Quốc gia:
Việt Nam
Ngôn ngữ:
vi
Mã ISBN:
178/xb-qlxb-14
Mã ISBN Điện tử:
978-604-82-5851-1

Trong chương trình đào tạo các ngành có liên quan đến cơ học ở các trường Đại học Tổng hợp và các trường Đại học Kỹ thuật từ trước cho đến những năm gần đây đã trình bày những môn học cụ thể: sức bền vật liệu, lý thuyết đàn hồi, lý thuyết dẻo. cơ học chất lỏng, chất khí, thủy lực, Cơ kết cấu v.v... Các môn đó được trình bày một cách độc lập, đôi phần trùng lặp về khái niệm và kiến thức, mặt khác không nêu được những quan điểm chung về mặt cơ học và vật lý của các đối tượng đó.

Nhằm trang bị cho người học và nghiên cứu cơ học những nguyên lý và quy luật cơ học chung, những phương pháp chung nhất để thiết lập và giải các bài toán cơ học, tạo ra một cách nhìn tổng thể nhất quán về mối quan hệ chặt chẽ giữa các môn học cụ thể nêu trên, đồng thời tiết kiệm thời gian đào tạo, tránh trùng lặp kiến thức, ở nhiều nước đã đưa vào chương trình giảng dạy môn cơ học môi trường liên tục (CHMTLT).

Cơ học môi trường liên tục là một môn khoa học nghiên cứu các chuyền động vĩ mô của môi trường ở thể rắn, lỏng và khí. Ngoài những môi trường vật chất thông thường, CHMTLT còn xét các môi trường đặc biệt như các trường điện từ, bức xạ, trọng trường v.v...

Người ta đưa vào khái niệm cơ bản về môi trường vật chất và các hàm đặc trưng cho môi trường, các hàm này xác định trạng thái bên trong, chuyển động và tương tác của các phần tử môi trường. Thiết lập giữa các hàm này những quan hệ hữu hạn hoặc vi tích phân để mô tả các tính chất vật lý của môi trường, các quy luật mà nó tuân thủ (như bảo toàn khối lượng, xung lượng và năng lượng) và các điều kiện biên; điều kiện ban đầu là đối tượng của CHMTLT.

Về mặt lịch sử CHMTLT phát triển song song với cơ học lý thuyết, ở đó nghiên cứu chuyển động của chất điềm, các hệ chất điểm rời rạc và vật rắn tuyệt đối. CHMTLT đã thừa hưởng những ý tường, những công cụ của cơ lý thuyết, nhưng không phải là tất cả. CHMTLT có hệ tiền đề hóa riêng của nó, có những phương pháp đặc thù đề nghiên cứu tính chất môi trường và phát triển các phương pháp toán học phục vụ cho nó. Những đặc thù đó không thể làm sáng tỏ được bằng các phương pháp của cơ học lý thuyết, không chỉ vì ở chỗ số chất điểm rất lớn, mà còn ở chỗ bản thân thông tin của từng chuyển động của chất điểm đó chưa nói hết về các tính chất vĩ mô của chuyển động của toàn hộ.

Trong CHMTLT vật thể được xem như thực thể, đó là môi trường vật chất lấp đầy liên tục một miền nào đấy hoặc toàn không gian, khoảng cách giữa các điểm của chúng thay đổi trong quá trình chuyển động. Cũng cần chính xác hóa khái niệm điểm, vì nó có thể là điểm không gian, cũng có thể là điểm của môi trường liên tục. Để tránh nhầm lẫn danh từ, ta dùng “điểm” để chỉ vị trí trong không gian cố định, còn phần tử hoặc hạt để chỉ vật chất chứa trong phân tố thể tích vô cùng nhỏ của môi trường liên tục (chất điểm).

Trên quan điểm hiện tượng với ý nghĩa trung bình người ta đưa vào các khái niệm mật độ, chuyển vị và vận tốc, năng lượng trong, nhiệt độ, entrôpi và dòng nhiệt như những hàm vi phân liên tục của tọa độ và thời gian. Người ta còn đưa vào các khái niệm ứng suất, biến dạng và giả thiết tồn tại quan hệ giữa chúng. Trong CHMTLT sử dụng các phương trình cơ bản của động lực học hệ, nhiệt động lực và cơ học thống kê mà trước hết là các định luật bảo toàn khối lượng, xung lượng, năng lượng và cân bằng entrôpi.

Các phương pháp của CHMTLT cho phép đoán nhận với độ chính xác đáng ngạc nhiên những hiện tượng vĩ mô trong thiên nhiên, phân tích và chọn những tham số thiết kế cho các kết cấu công trình, các công cụ máy móc và các quá trình.

CHMTLT là một khoa học khá rộng và phân nhánh, bao gồm lý thuyết đàn hồi, đàn nhớt, nhiệt đàn hồi, dẻo và từ biến, thủy động lực, khí động lực, lý thuyết plasma, động lực học các môi trường với các quá trình không cân bằng, thay đổi cấu trúc và pha chuyển tiếp.

Ứng dụng của CHMTLT cũng khá rộng rãi trong chế tạo máy, xây dựng, luyện kim, tính toán mỏ, nghiên cứu cấu tạo của Trái đất và vũ trụ, dự báo động đất, khí tượng thủy văn và nhiều lĩnh vực khác, chẳng hạn cơ sinh học v.v...

Giáo trình gồm 6 chương: trong chương I trình bày ngắn gọn một số khái niệm cơ bản của phép tính tenxơ được sử dụng trong các chương sau. Những vấn đề động học của môi trường liên tục như chuyển vị, vận tốc, gia tốc của phần tử môi trường, các đại lượng đặc trưng cho sự thay đổi hình học của môi trường (tenxơ biến dạng, tenxơ tốc độ biến dạng) được khảo sát trong chương II.

Chương III trình bày các đặc trưng hiệu quả tương tác bên trong môi trường khi có những tác dụng bên ngoài: tenxơ ứng suất và các đại lượng vật lý khác. Dựa trên các định luật cơ bản và các định lý tổng quát thiết lập những phương trình cơ bản chung cho mọi môi trường liên tục. Đề cập một cách tổng quát về quy luật đối xử của từng môi trường, yếu tố quan trọng khép kín hệ phương trình của bài toán biên CHMTLT.

Chương IV đưa ra một số mô hình kinh điển của môi trường liên tục, đó là phần cơ sở của các môn khoa học quen biết như lý thuyết đàn hồi, cơ học chất lỏng và chất khí. Thiết lập quan hệ giữa ứng suất và biến dạng và lập hệ kín các phương trình của bài toán đối với một số môi trường có tính chất phức tạp như chất lỏng nhớt phi tuyến, lý thuyết dẻo, lý thuyết đàn nhớt....

Đi vào chi tiết đã có những giáo trình tương ứng như Lý thuyết đàn hồi [4], Cơ sở lý thuyết dẻo [5], trong Chương V chỉ trình bày một số vấn đề chung của Nhiệt đàn hồi tuyến tính.

Một lĩnh vực còn ít được giới thiệu là khi khảo sát trạng thái ứng suất của môi trường không sử dụng nguyên lý Cauchy, trong vật thể tồn tại ngoài ứng suất còn mômen ứng suất, hơn nữa tenxơ ứng suất phi đối xứng. Trong chương VI trình bày một môi trường có tính chất như vậy: nhập môn của lý thuyết đàn hồi phi đối xứng.

Cuối mỗi chương có một lượng bài tập thích đáng để người đọc tự kiểm tra kiến thức của mình. Đáp án và chỉ dẫn giải các bài tập được trình bày ở phần cuối cuốn sách. Các công thức, thí dụ, bài tập ở các chương được đánh số bằng hai chữ số, số đầu chỉ chương, số sau chỉ thứ tự. Kết thúc mỗi thí dụ được ghi nhận bằng dấu •.

Sách có thể dùng làm tài liệu học tập cho sinh viên các trường Đại học, tài liệu tham khảo cho các cán bộ kỹ thuật liên quan đến Cơ học.

 

Bình luận

0/1500

Tuyển tập hay nhất

Tuyển tập hay nhất