766 lượt mua
Hotline khách lẻ:
0965111197Hotline khách sỉ:
02439741791 - 0904833681Trang chủ/ Cơ học môi trường liên tục
NXB | Nhà xuất bản Xây dựng | Người dịch: | |
Năm XB: | 2024 | Loại sách: | Sách giấy; Ebook; |
Khổ sách: | 19 x 27 (cm) | Số trang: | 384 |
Quốc gia: | Việt Nam | Ngôn ngữ: | vi |
Mã ISBN: | 978-604-82-8162-5 | Mã ISBN Điện tử: |
Cơ học môi trường liên tục là ngành khoa học nghiên cứu về chuyển vị, biến dạng và ứng suất trong các môi trường liên tục ở điều kiện cân bằng hay chuyển động do các tác động bên ngoài như ngoại lực, chuyển vị, nhiệt độ, v.v... Cơ học môi trường liên tục là cơ sở chung để nghiên cứu và phát triển các ngành cụ thể hơn như thủy khí động lực, lý thuyết đàn hồi, lý thuyết dẻo, lý thuyết từ biến, nhiệt động lực học, v.v...
Cuốn sách này được biên soạn trên cơ sở các bài giảng về Cơ học môi trường liên tục cho các lớp kỹ sư công trình (chương 1 - 7, chương 12 và mục 9.4), kỹ sư chất lượng cao PFIEV (chương 1 - 8, 12, mục 9.4 và một phần chương 10, chương 11), cao học và nghiên cứu sinh (chương 8 - 11) tại Trường Đại học Xây dựng Hà Nội. Mục đích của tác giả là giúp cho người đọc không những có cái nhìn tổng quan về các môn cơ học trong các trường kỹ thuật mà còn cung cấp những khái niệm cơ bản, những phương pháp cần thiết và những ứng dụng có tính minh hoạ của Cơ học môi trường liên tục trong các tính toán kỹ thuật. Cuốn sách cũng là tài liệu học tập, nghiên cứu cho sinh viên thuộc các ngành kỹ thuật như xây dựng, giao thông, thủy lợi, hàng hải, cơ khí, v.v... , học viên cao học, nghiên cứu sinh và cán bộ khoa học trẻ trong lĩnh vực chuyên ngành Cơ học vật rắn biến dạng.
Trang | |
Lời nói đầu | 3 |
Danh mục các ký hiệu | 4 |
Mở đầu | 9 |
0.1. Khái niệm về cơ học môi trường liên tục | 11 |
0.2. Các giả thiết cơ bản của cơ học môi trường liên tục | 12 |
Chương 1. Khái niệm về ten xơ | |
1.1. Khái niệm về đại lượng vô hướng, véc tơ và ten xơ | 15 |
1.2. Trường vô hướng | 16 |
1.3. Véc tơ và trường véc tơ | 17 |
1.4. Ten xơ trong hệ tọa độ Descartes vuông góc | 22 |
Chương 2. Trạng thái biến dạng | |
2.1. Nghiên cứu chuyển động theo Lagrange và Euler | 39 |
2.2. Ten xơ biến dạng trong hệ Descartes vuông góc | 45 |
2.3. Nghiên cứu trạng thái biến dạng của môi trường liên tục | 55 |
2.4. Các phương trình tương thích biến dạng | 59 |
2.5. Ten xơ tốc độ biến dạng | 63 |
Chương 3. Trạng thái ứng suất | |
3.1. Ngoại lực | 66 |
3.2. Trạng thái ứng suất | 67 |
3.3. Phương trình vi phân cân bằng hay chuyển động | 70 |
3.4. Ten xơ ứng suất | 74 |
3.5. Nghiên cứu trạng thái ứng suất của môi trường liên tục | 78 |
3.6. Phân tích ten xơ ứng suất thành ten xơ lệch và ten xơ cầu | 84 |
Chương 4. Các phương trình cơ bản của cơ học môi trường liên tục | |
4.1. Định luật bảo toàn khối lượng | 91 |
4.2. Định luật biến thiên động lượng. Định luật biến thiên mô men động lượng | 93 |
4.3. Các quá trình nhiệt động lực của môi trường | 95 |
4.4. Định luật nhiệt động lực học thứ nhất | 97 |
4.5. Định luật nhiệt động lực học thứ hai | 101 |
4.6. Các phương trình cơ bản của cơ học môi trường liên tục | 103 |
Chương 5. Lý thuyết đàn hồi tuyến tính | |
5.1. Định luật Hooke tổng quát | 108 |
5.2. Định luật Hooke cho vật thể đàn hồi tuyến tính, thuần nhất và đẳng hướng | 114 |
5.3. Các phương trình cơ bản của lý thuyết đàn hồi tuyến tính, thuần nhất và đẳng hướng | 120 |
5.4. Cách giải bài toán đàn hồi theo chuyển vị. Phương trình Lamé | 124 |
5.5. Cách giải bài toán đàn hồi theo ứng suất. Phương trình Beltrami – Michell | 126 |
5.6. Định lý Kirchhoff về sự duy nhất nghiệm của bài toán đàn hồi tĩnh | 129 |
5.7. Nguyên lý công ảo. Nguyên lý thế năng cực tiểu. Nguyên lý hamilton | 131 |
5.8. Cách đặt bài toán thuận và ngược của lý thuyết đàn hồi. Nguyên lý cục bộ Saint Venant. Nguyên lý độc lập tác dụng | 135 |
5.9. Kéo nén thanh thẳng hình lăng trụ | 138 |
5.10. Xoắn thanh thẳng hình lăng trụ | 139 |
5.11. Uốn ngang thanh thẳng tiết diện bất kỳ | 145 |
Chương 6. Bài toán phẳng của lý thuyết đàn hồi tuyến tính trong hệ tọa độ Descartes vuông góc | |
6.1. Trạng thái biến dạng phẳng | 155 |
6.2. Trạng thái ứng suất phẳng. Trạng thái ứng suất phẳng suy rộng | 158 |
6.3. Các phương trình cơ bản của bài toán phẳng | 161 |
6.4. Hàm ứng suất Airy | 163 |
6.5. Hàm ứng suất có dạng đa thức đại số | 168 |
6.6. Hàm ứng suất có dạng chuỗi lượng giác | 178 |
6.7. Phương pháp sai phân hữu hạn | 180 |
Chương 7. Bài toán phẳng của lý thuyết đàn hồi tuyến tính trong hệ tọa độ cực | |
7.1. Các phương trình cơ bản | 188 |
7.2. Trường hợp ứng suất không phụ thuộc vào góc cực: Bài toán đối xứng trục và bài toán uốn thanh cong | |
7.3. Bài toán nêm chịu lực tập trung ở đỉnh | 192 |
7.4. Bài toán bán phẳng chịu lực tập trung trên biên | 203 |
7.5. Bài toán bán không gian chịu lực tập trung trên biên | 208 |
Chương 8. Tấm mỏng đàn hồi | |
8.1. Định nghĩa và giả thiết | 211 |
8.2. Quan hệ chuyển vị và biến dạng | 212 |
8.3. Ứng lực. Quan hệ vật lý | 213 |
8.4. Phương trình vi phân cân bằng | 216 |
8.5. Điều kiện biên | 220 |
8.6. Phân loại bài toán tấm mỏng | 224 |
8.7. Uốn tấm hình chữ nhật | 225 |
8.8. Phương pháp sai phân hữu hạn | 230 |
8.9. Bài toán tấm trong hệ toạ độ cực | 233 |
Chương 9. Phương pháp phần tử hữu hạn trong bài toán đàn hồi tuyến tính | |
9.1. Phương pháp phần tử hữu hạn | 237 |
9.2. Mô tả toán học phương pháp phần tử hữu hạn | 240 |
9.3. Phương pháp phần tử hữu hạn trong bài toán thanh | 247 |
9.4. Phương pháp phần tử hữu hạn trong bài toán phẳng của lý thuyết đàn hồi | 260 |
9.5. Phương pháp phần tử hữu hạn trong bài toán tấm chịu uốn | 270 |
9.6. Phương pháp ma trận độ cứng động lực | 272 |
Chương 10. Lý thuyết dẻo | |
10.1. Quan hệ ứng suất - biến dạng ngoài giới hạn đàn hồi | 281 |
10.2. Điều kiện dẻo. Mặt chảy và đường cong chảy | 284 |
10.3. Các lý thuyết dẻo đơn giản | 287 |
10.4. Về các lý thuyết dẻo hiện nay | 294 |
10.5. Cách đặt bài toán và phương pháp giải của lý thuyết dẻo | 296 |
10.6. Các đường trượt của trạng thái biến dạng phẳng | 299 |
10.7. Bài toán ống hình trụ chịu áp lực trong | 305 |
10.8. Phương pháp tải trọng giới hạn | 308 |
Chương 11. Lý thuyết từ biến | |
11.1. Ảnh hưởng của thời gian đến ứng suất và biến dạng | 311 |
11.2. Lý thuyết từ biến | 314 |
11.3. Các mô hình cơ học của vật thể biến dạng | 317 |
11.4. Cách đặt bài toán và phương pháp giải của lý thuyết từ biến | 322 |
11.5. Một số ví dụ tính toán theo lý thuyết từ biến ổn định | 325 |
Chương 12. Cơ học chất lỏng và chất khí | |
12.1. Áp suất thủy tĩnh. Ten xơ ứng suất nhớt | 329 |
12.2. Chất lỏng nhớt tuyến tính Newton | 330 |
12.3. Chất lỏng lý tưởng | 332 |
12.4. Khái niệm về dòng chảy dừng, dòng không xoáy, dòng chảy có thế | 335 |
Bài tập | 338 |
Phụ lục A. Ma trận và các phép tính ma trận | 359 |
Phụ lục B. Chương trình phần tử hữu hạn tính toán số và symbolic trên MatLab | 367 |
Tài liệu tham khảo | 377 |
Bình luận