Cây trinh nữ thân gỗ (Mai dương) ở Việt Nam và biện pháp phòng trừ
4.5
673
Lượt xem
1
Đã bán
Chọn sản phẩm
1 Tháng
  • 1 Tháng
  • 3 Tháng
  • 6 Tháng
  • Vĩnh viễn
11.000₫
Thành tiền 11.000₫
Thông tin xuất bản
NXB
Nhà xuất bản Xây dựng
Người dịch:
Năm XB:
2014
Loại sách:
Ebook;
Khổ sách:
20.5 x 24 (cm)
Số trang:
127
Quốc gia:
Việt Nam
Ngôn ngữ:
vi
Mã ISBN:
Mã ISBN Điện tử:
978-604-60-2065-3

Cây trinh nữ thân gỗ (TNTG) Mimosa pigra L. còn được gọi là cây TNTG nhọn, cây mắt mèo, cây xấu hổ hay cây mai dương, là loài thực vật ngoại lai có nguồn gốc từ Trung Mỹ và Nam Mỹ (Lewin và Elias, 1981). Do có khả năng sinh trưởng, phát triển và phát tán ra quần thể rất lớn, nó được xếp vào loài cỏ dại nguy hiểm thứ 3 trên thế giới và nằm trong danh sách 100 loài sinh vật gây hại nguy hiểm nhất đối với hầu hết các quốc gia đặc biệt là các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới. Nhiều nước trên thế giới đặc biệt là các nước Châu Phi, Châu Úc và khu vực Đông Nam Á đã gặp nhiều khó khăn và tốn kém trong việc đối phó với loài thực vật ngoại lai này. Chỉ riêng ở phía Bắc của Châu Úc, chi phí cho kiểm soát chúng trong năm 1996-1997 là 11,4 triệu đô la và năm 1997-1998 là 16,6 triệu đô la (Walden et al., 2000).

Ở Việt Nam, cây TNTG bắt đầu xuất hiện vào thập niên 60 thế kỷ trước. Trong những năm gần đây, cây này đã phát triển khá nhanh và có mặt ở hầu hết các địa phương trong cả nước. Đặc biệt tại các vùng bán ngập thuộc đồng bằng sông Cửu Long, các khu vực lòng hồ thủy điện như Trị An, Thác Bà, Hòa Bình..., chúng mọc dày tạo thành những vành đai rộng lớn và trở thành đối tượng cỏ dại nguy hiểm khó phòng trừ, gây ảnh hưởng lớn cho sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng tới cảnh quan và môi trường. Mặc dù vấn nạn về cây TNTG đã được nhiều phương tiện thông tin đại chúng đăng tải nhưng cho đến nay vẫn chưa có được giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn sự lây lan của chúng.

Bình luận

Tuyển tập hay nhất