Các đô thị Việt Nam quá trình hình thành, phát triển và quy hoạch đô thị. Tập 1: Hà Nội, Hải Phòng, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Hội An, Đà Lạt, Nha Trang, Buôn Ma Thuột, Cần Thơ
4.5
1903
Lượt xem
23
Đã bán
Chọn sản phẩm
312.000₫
1 Tháng
  • 1 Tháng
  • 3 Tháng
  • 6 Tháng
  • Vĩnh viễn
38.000₫
Thành tiền 312.000₫
Thông tin xuất bản
NXB
Nhà xuất bản Xây dựng
Người dịch:
Năm XB:
2020
Loại sách:
Sách giấy; Ebook;
Khổ sách:
19 x 27 (cm)
Số trang:
221
Quốc gia:
Việt Nam
Ngôn ngữ:
vi
Mã ISBN:
978-604-82-3222-1
Mã ISBN Điện tử:
978-604-82-3991-6

 

     Qua  cuốn sách “Các đô  thị  Việt  Nam -  Quá  trình hình thành, phát triển và quy hoạch đô thị” tập thể tác giả đã rất cố gắng để xây dựng cơ sở dữ liệu cho hệ thống đô thị Việt Nam và mở đầu là 10 đô thị được lựa chọn (tập 1), đó là 1 đô thị loại đặc biệt (Hà Nội), 3 đô thị loại I trực thuộc Trung ương (Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ), 5 đô thị loại I trực thuộc tỉnh (Vinh - tỉnh Nghệ An, Huế - tỉnh Thừa Thiên Huế, Đà Lạt - tỉnh Lâm Đồng, Nha Trang - tỉnh Khánh Hòa, Buôn Ma Thuột - tỉnh Đăk Lăk) và 1 đô thị loại III (Hội An - tỉnh Quảng Nam).

     Sử dụng các phương pháp kế thừa, tổng hợp, phân tích và dự báo, các tác giả đã sắp xếp các chương, mục một cách hợp lý, trong đó mỗi đô thị là một chương riêng. Ở mỗi chương, các đô thị được tạo thành các mục như nhau để tiện việc theo dõi nội dung cuốn sách và để dễ so sánh sự khác biệt giữa các đô thị.

     Phần quá trình hình thành, phát triển các tác giả đã có nhiều cố gắng trong việc kế thừa các dữ liệu lịch sử để chỉ ra giai đoạn quá khứ - tiền đô thị của các vùng đất vốn là nông thôn, đã dần dần từng bước trở thành đô thị bởi các quyết định hành chính hoặc bởi quá trình quy hoạch đô thị và thực hiện theo quy hoạch được duyệt.

     Phần giới thiệu về quy hoạch đô thị, ở mỗi đô thị các tác giả tập trung vào giới thiệu tóm tắt đồ án điều chỉnh quy hoạch chung đô thị trong thời gian gần nhất, thông qua quyết định phê duyệt đồ án của cấp có thẩm quyền. Các tác giả cũng giới thiệu tóm tắt các giai đoạn lập hoặc điều chỉnh quy hoạch chung đô thị ở các thời kỳ trước đó, người đọc có thể hình dung được sự phát triển đô thị là một quá trình diễn ra liên tục có sự kế thừa qua mỗi lần điều chỉnh quy hoạch chung đô thị.

     Phần các công trình tiêu biểu các tác giả đã cố gắng lựa chọn một số công trình đại diện mang tính biểu tượng của sự phát triển đô thị ở các thời kỳ khác nhau. Đó là các sản phẩm, công trình cụ thể của giai đoạn hậu quy hoạch chung, là sự cụ thể hóa của tiến trình từ quy hoạch chung đến quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết và cuối cùng là dự án đầu tư xây dựng.

     Tiến sĩ - kiến trúc sư Dương Đức Tuấn - Thành ủy viên, Bí thư Quận ủy, Chủ tịch HĐND quận Hoàn Kiếm thành phố Hà Nội, đại biểu HĐND thành phố, thành viên Ban Đô thị HĐND thành phố; đã có quá trình công tác liên tục 27 năm (1992-2019) tại nhiều đơn vị với các chức vụ khác nhau. Ông là một nhà quản lý, hoạch định chính sách về quy hoạch, quản lý và phát triển đô thị, bảo tồn và phát huy giá trị di sản đô thị Thủ đô Hà Nội và quận Hoàn Kiếm (trung tâm nội đô lịch sử Thủ đô). TS. Dương Đức Tuấn còn là Ủy viên Đoàn Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam.

     Trước khi tham gia viết cuốn sách “Các đô thị Việt Nam - Quá trình hình thành, phát triển và quy hoạch đô thị”, tập I Tiến sĩ - kiến trúc sư Dương Đức Tuấn đã tham gia nghiên cứu nhiều đề tài, công trình khoa học về quản lý, phát triển đô thị và bảo tồn di sản đô thị…, có nhiều đề xuất có giá trị, như: tham gia xây dựng Luật Quy hoạch Đô thị năm 2009, Luật Thủ đô năm 2012, Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, Quy chế quản lý quy hoạch - kiến trúc thành phố Hà Nội, Quy chế quản lý quy hoạch - kiến trúc khu phố cổ, khu vực Hồ Gươm và phụ cận, khu phố cũ Hà Nội, hệ thống Quy hoạch phân khu đô thị các khu vực, tổ chức không gian đi bộ khu phố cổ Hà Nội, không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận...

     Phó giáo sư - tiến sỹ Lưu Đức Hải công tác tại Viện Quy hoạch đô thị - nông thôn, Bộ Xây dựng từ tháng 9/1972. Ông là một nhà quy hoạch đô thị có quá trình công tác liên tục gần 40 năm (1972 - 2011) tại Bộ Xây dựng, từng là Chủ nhiệm nhiều đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị, đề tài nghiên cứu khoa học về phát triển đô thị… có nhiều đề xuất có giá trị với sự phát triển của các đô thị Việt Nam. PGS. TS. Lưu Đức Hải nguyên là Cục trưởng Cục Phát triển đô thị - Bộ Xây dựng (4/2008 - 2/2011). Từ tháng 3/2011 PGS. TS. Lưu Đức Hải tiếp tục tham gia hoạt động tại các hội nghề nghiệp, là Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, Viện trưởng Viện nghiên cứu đô thị và phát triển hạ tầng (thuộc Tổng hội Xây dựng Việt Nam), Ủy viên Đoàn chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam và hiện là Ủy viên Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.

     Trước khi tham gia viết cuốn sách “Các đô thị Việt Nam - Quá trình hình thành, phát triển và quy hoạch đô thị” ông cũng đã từng là tác giả các cuốn sách về quy hoạch đô thị, phát triển đô thị như: “Quy hoạch giao thông đô thị bền vững” (2011), “Đô thị ngầm và không gian ngầm đô thị” (2012)…

     Thạc sỹ Lê Kim Hòa là Phó giám đốc Trung tâm Tư vấn phát triển đô thị 3, Chi hội Quy hoạch phát triển đô thị của Viện Nghiên cứu đô thị và Phát triển Hạ tầng, tốt nghiệp thạc sỹ chuyên ngành quản lý đô thị thuộc Đại học Kiến Trúc Hà Nội năm 2017, tham gia nhiều Chương trình phát triển đô thị, đề tài nghiên cứu khoa học, đề án phát triển đô thị... của một số đô thị ở các tỉnh thành khác nhau.

     Cuốn sách này là tài liệu tham khảo có tính hệ thống về quá trình hình thành, phát triển và quy hoạch đô thị của một số thành phố ở Việt Nam, trong đó tập I bao gồm 10 đô thị được hoàn thành nhân dịp chào mừng Đại hội lần thứ V, nhiệm kỳ 2020 – 2025 của Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam.

 

Bình luận

0/1500

Tuyển tập hay nhất

Tuyển tập hay nhất