772 lượt mua
Hotline khách lẻ:
0965111197Hotline khách sỉ:
02439741791 - 0904833681NXB | Nhà xuất bản Xây dựng | Người dịch: | |
Năm XB: | 2016 | Loại sách: | Ebook; |
Khổ sách: | 25 x 25 (cm) | Số trang: | 110 |
Quốc gia: | Việt Nam | Ngôn ngữ: | vi |
Mã ISBN: | Mã ISBN Điện tử: | 978-604-82-6469-7 |
Vùng Tây Nguyên hiện có diện tích tự nhiên 54.690 km2, chiếm 16,5% diện tích tự nhiên cả nước. Dân số trên 5,1 triệu người, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 30%, với 12 dân tộc bản địa lâu đời. Tây Nguyên là vùng lãnh thổ có lịch sử hình thành và phát triển lâu dài, là quê hương của các dân tộc anh em Jrai, Bahnar, Ê Đê, Xơ Đăng, Cơ Ho, Kinh... một địa bàn chiến lược có tầm quan trọng về chính trị, kinh tế, quốc phòng trên biên giới phía Tây Nam của Tổ quốc. Tây Nguyên còn là vùng văn hoá đặc sắc, nơi đây là nguồn gốc của những bản trường ca hùng tráng, nơi có nền văn hoá cồng chiêng, những nhà rông, nhà mồ, tượng mồ, những lễ Pơthi, lễ cầu sức khoẻ giàu bản sắc dân tộc.
Hình thái quy hoạch xây dựng buôn làng và kiến trúc của các dân tộc Tây Nguyên có những nét đẹp truyền thống cần được trân trọng, lưu giữ trong nền kiến trúc Việt Nam. Các buôn làng truyền thống của đồng bào các dân tộc nói chung và đặc biệt là những buôn làng nằm trong các đô thị là một vốn quý cần phải được quy hoạch bảo tồn và phát huy.
Tuy nhiên, trước tình hình phát triển của các đô thị hiện nay và mặt trái của cơ chế thị trường, những buôn làng trong các đô thị Tây Nguyên đang dần bị mai một. Những mái nhà rông cao vút, sừng sững đứng giữa các buôn làng đang có nguy cơ bị lai tạp và mất dần; những ngôi nhà sàn tuy đơn sơ nhưng đầy bản sắc cần phải được quan tâm nghiên cứu giải pháp duy trì phù hợp; những nhà mồ và tượng mồ là một loại hình kiến trúc rất đặc biệt của người thiểu số ở Tây Nguyên đang có nguy cơ bị quên lãng...
Cuốn sách Buôn làng trong đô thị Tây Nguyên có thể xem là một công trình nghiên cứu khoa học về mô hình quy hoạch xây dựng, quản lý quy hoạch và sử dụng đất, bảo tồn và phát huy giá trị buôn làng truyền thống giúp cho cuộc sống của đồng bào ổn định, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là vấn đề cấp bách trong tình hình hiện nay. Cuốn sách này dựa trên cơ sở thực tế do chúng tôi điền dã, khảo sát tại các buôn làng nằm trong các đô thị ở Tây Nguyên và tham khảo các kết quả nghiên cứu đã được công bố về các lĩnh vực liên quan. Sách được trình bày theo các nội dung là: Đặt vấn đề; Những điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội là cơ sở cho sự hình thành phát triển buôn làng ở Tây Nguyên; Khái quát về buôn làng truyền thống và buôn làng trong các đô thị; Xác định đặc điểm, giá trị buôn làng truyền thống và đánh giá tiềm năng di sản đô thị, xây dựng danh mục các buôn làng cần bảo tồn và phát huy giá trị trong các đô thị ở Tây Nguyên; Đưa ra các quan điểm, nguyên tắc bảo tồn và phát huy giá trị buôn làng truyền thống trong các đô thị ở Tây Nguyên, góp phần hoàn thiện phương pháp luận về bảo tồn di sản đô thị; Đề xuất các mô hình và giải pháp quy hoạch xây dựng bảo tồn và phát huy giá trị buôn làng truyền thống gắn với cơ cấu quy hoạch xây dựng đô thị trong quá trình đô thị hóa ở Tây Nguyên.
Bình luận