Bảo trì nhà siêu cao tầng ở Việt Nam
4.5
1488
Lượt xem
10
Đã bán
Chọn sản phẩm
127.000₫
1 Tháng
  • 1 Tháng
  • 3 Tháng
  • 6 Tháng
  • Vĩnh viễn
21.000₫
Thành tiền 127.000₫
Thông tin xuất bản
NXB
Nhà xuất bản Xây dựng
Người dịch:
NXB Xây dựng
Năm XB:
2017
Loại sách:
Sách giấy; Ebook;
Khổ sách:
19 x 26.5 (cm)
Số trang:
249
Quốc gia:
Việt Nam
Ngôn ngữ:
vi
Mã ISBN:
978-604-82-2214-7
Mã ISBN Điện tử:
978-604-82-3633-5

 

Từ sau cuộc cách mạng công nghiệp cuối thế kỷ 18 đến nay, thế giới chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp hóa, kéo theo đó là sự bùng nổ dân số và xu hướng đô thị hóa không ngừng. Tại các đô thị lớn, nhu cầu về nhà ở, văn phòng, trung tâm thương mại tăng đột biến trong khi quỹ đất xây dựng ngày một thiếu trầm trọng. Cùng với sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật, những tòa nhà siêu cao tầng (SCT) xuất hiện ngày càng nhiều như một xu thế tất yếu. Không chỉ giải quyết nhu cầu bất động sản, nhà SCT còn là công trình mang tính biểu tượng thể hiện sự đẳng cấp của đô thị về kiến trúc và xây dựng, phản ánh phần nào sự phát triển kinh tế của Việt Nam.

Kể từ công trình Home Insurance (Chicago, Mỹ) cao 94m được xây dựng năm 1883, tính đến cuối năm 2016 thế giới đã có hơn 100 tòa tháp với chiều cao hơn 300m. Công trình Kingdom Tower (Ả Rập Xê Út) với chiều cao 1000m dự kiến hoàn thành năm 2017 sẽ là tòa tháp cao nhất thế giới, vượt kỷ lục của Buji Khadifa (Dubai) cao 828m. Xét đến tốc độ đô thị hóa tăng nhanh ở Việt Nam trong thời gian gần đây, Liên Hợp Quốc đã dự báo rằng đến năm 2040, dân số đô thị tại Việt Nam sẽ vượt quá dân số nông thôn. Tại hai đô thị đặc biệt là Hà Nội và Hồ Chí Minh, hiện nay đã có nhiều công trình siêu cao tầng được xây dựng, trong đó có tòa tháp Keangnam Landmark Tower (Hà Nội, 336m, 72 tầng) đang đứng thứ 59 trong danh sách các công trình cao nhất thế giới. Ngoài ra, nhiều dự án nhà SCT khác cũng đang được tiến hành như Vietinbank Tower (Hà Nội, 362m, 68 tầng) và Landmark 81 (Hồ Chí Minh, 81 tầng, 461m).

Bảo trì được xem là công việc đặc biệt quan trọng của một dự án với chiến lược nhằm tăng giá trị kinh tế và hình ảnh của công trình trong suốt chu trình tuổi thọ. Nhà SCT là công trình có hệ thống kết cấu, bao che và hệ thống kỹ thuật, trang thiết bị phức tạp và hiện đại, sử dụng nguồn năng lượng lớn, đòi hỏi độ an toàn cao, không cho phép xảy ra cháy nổ hay các sự cố khác. Nhà SCT đòi hỏi cần được khai thác hiệu quả, đảm bảo đầy đủ công năng, chất lượng và an toàn sử dụng thông qua các hoạt động bảo trì. Những năm gần đây, chi phí cho công tác bảo trì công trình là rất lớn trên toàn thế giới. Ở hầu hết các quốc gia, nó chiếm tới gần 50% tổng doanh thu của ngành công nghiệp xây dựng. Vì vậy, khoa học bảo trì công trình dân dụng cao tầng ở các nước tiên tiến trên thế giới như Mỹ, Nhật, và Nga đã và đang được đẩy mạnh đầu tư nghiên cứu, giảng dạy và ứng dụng.

Tại Việt Nam, bảo trì công trình là một vấn đề mang tính thời sự. Mọi vấn đề liên quan đến bảo trì nhà SCT ở Việt Nam chủ yếu được xử lý theo các văn bản hiện có về bảo trì nhà cao tầng. Với các công trình SCT đã đưa vào sử dụng, công tác bảo trì được chủ sở hữu thuê công ty nước ngoài quản lý. Thực tế, nội dung và quy trình kỹ thuật quản lý bảo trì các tòa nhà này là hoàn toàn mới mẻ đối với các nhà nghiên cứu và các đơn vị quản lý vận hành bảo trì công trình Việt Nam.

Cuốn sách được biên soạn trong bối cảnh nguồn tài liệu về bảo trì công trình xây dựng tại Việt Nam còn khan hiếm. Mục đích chính của cuốn sách là cung cấp một tài liệu tham khảo tổng quát về các vấn đề trong bảo trì công trình và hướng dẫn cách thức xây dựng quy trình, các giải pháp kỹ thuật và quản lý bảo trì công trình, đặc biệt là nhà SCT.

Nội dung của cuốn sách gồm 11 chương, được phân chia cụ thể như sau: Chương  1, chương 2 và chương 3 trình bày các khái niệm cơ bản về bảo trì CTXD, thực trạng bảo trì nhà SCT trên thế giới và tại Việt Nam,  tóm lược kiến thức chung về bảo trì cũng như cái nhìn tổng quan về tình hình thực tế bảo trì CTXD.

Chương 4, chương 5 và chương 6 cung cấp các cơ sở khoa học và giới thiệu các thiết bị dụng cụ chuyên dụng cho công tác bảo trì nhà SCT (bao gồm kiến trúc, hệ kết cấu chịu lực, bao che và hệ thống kỹ thuật).

Chương 7, chương 8 và chương 9 hướng dẫn thiết kế quy trình bảo trì nhà SCT bắt đầu từ giai đoạn lựa chọn khảo sát khả năng bảo trì, cho đến giai đoạn xây dựng nội dung kỹ thuật bảo trì chi tiết cho các bộ phận công trình. Đồng thời các kiến nghị về giải pháp kỹ thuật bảo trì phù hợp cho các bộ phận công trình cũng được trình bày.

Chương 10 và chương 11 giới thiệu các phương pháp xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện và quản lý để có thể triển khai hoạt động bảo trì nhà SCT ở Việt Nam.

Hy vọng cuốn sách này sẽ là một tài liệu chuyên khảo giúp ích phần nào cho những độc giả đang quan tâm tìm hiểu, nghiên cứu về vấn đề bảo trì CTXD và bảo trì nhà SCT.

 

Bình luận

Tuyển tập hay nhất