Bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa tộc người Dao Quần Trắng tại tỉnh Yên Bái trong mối quan hệ với phát triển du lịch
4.5
1019
Lượt xem
2
Đã bán
Chọn sản phẩm
1 Tháng
  • 1 Tháng
  • 3 Tháng
  • 6 Tháng
  • Vĩnh viễn
15.000₫
Thành tiền 15.000₫
Thông tin xuất bản
NXB
Nhà xuất bản Lao động - Xã hội
Người dịch:
Năm XB:
2020
Loại sách:
Ebook;
Khổ sách:
14.5 x 20.5 (cm)
Số trang:
174
Quốc gia:
Việt Nam
Ngôn ngữ:
vi
Mã ISBN:
nxbldxh-71
Mã ISBN Điện tử:
978-604-82-3798-1

Văn hoá là phạm trù rộng và phong phú, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người và là nền tảng của mọi sự phát triển. Chính vì vậy, quản lý văn hóa (QLVH) được xác định là bộ phận quan trọng của quản lý xã hội. Yêu cầu tăng cường QLVH là yêu cầu mang tính khách quan, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi giá trị văn hoá truyền thống ở nhiều nước trên thế giới, nhất là ở các nước đang phát triển chưa được bảo tồn và phát huy đầy đủ. Việt Nam nói chung và tỉnh Yên Bái nói riêng cũng không là ngoại lệ.

Trong hoạt động QLVH, quản lý di sản văn hóa (DSVH) mà trọng tâm là hoạt động bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH được xem là cấu thành có vai trò đặc biệt quan trọng. Phát huy và bảo tồn các giá trị DSVH là hai mặt của một thể thống nhất, có tác động tương hỗ lẫn nhau trong quá trình phát triển ở mỗi xã hội, nơi văn hóa luôn được xem là nền tảng.

Yên Bái là cửa ngõ vùng núi Tây Bắc, nơi sinh sống của cộng đồng 31 dân tộc với lịch sử phát triển lâu đời, chính vì vây các giá trị DSVH ở vùng đất này rất đa dạng, phong phú. Một trong những khu vực văn hoá điển hình của tỉnh Yên Bái là vùng hồ Thác Bà nơi đã phát hiện di tích khảo cô là minh chứng về sự hiện diện của người Việt cô thuộc nền văn hoá Đông Sơn và tập trung nhiều giá trị DSVH, đặc biệt là các giá trị di sản của 12 tộc người, trong đó có người Dao Quần Trắng, một trong số những nhóm người Dao như Dao Đỏ, Dao Quần Chẹt,... thuộc tộc người Dao ở Yên Bái.

Với những giá trị đặc biệt về cảnh quan và văn hoá, hồ Thác Bà đã được công nhận là di tích lịch sử danh thắng cấp quốc gia theo Quyết định số 2410/QĐ-VH ngày 27/9/1996 của Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch). Đây là sự công nhận của Nhà nước về những giá trị DSVH đặc sắc và là căn cứ pháp lý quan trọng để tăng cường hoạt động QLVH ở vùng hồ Thác Bà.

Cộng đồng người Dao Quần Trắng đã định cư từ lâu đời ở vùng hồ Thác Bà mà điển hình là ở thôn Ngòi Tu, xã Vũ Linh, huyện Yên Bình (sau đây gọi tắt là Ngòi Tu) và đây là nơi còn bảo tồn được nhiều giá trị di sản văn hóa đặc sắc của người Dao Quần Trắng như tục cưới xin, lễ Cấp sắc,... Thôn Ngòi Tu, nơi sinh sống của trên 80% cộng đồng là người dân tộc Dao Quần trắng, vì vậy đây là nơi được xem là đại diện điển hình cho DSVH người Dao Quần trắng ở vùng hồ Thác Bà nói riêng và ở Yên Bái cũng như vùng núi phía Bắc nói chung. 

Trong bối cảnh hoạt động bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước trong điều kiện có nhiều khó khăn, nhất là đối với các địa phương miền núi như tỉnh Yên Bái và cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu trực tiếp về vấn đề này ở địa bàn Ngòi Tu thuộc vùng hồ Thác Bà, việc thực hiện nghiên cứu về: Bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa tộc người Dao quần trắng tại tỉnh Yên Bái trong mối quan hệ với phát triển du lịch có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn về bảo tồn và phát huy giá trị DSVH tộc người trong du lịch, góp phần nâng cao năng lực QLVH ở Việt Nam nói chung, ở những địa phương còn nhiều khó khăn song có nhiều tiềm năng về DL như tỉnh Yên Bái nói riêng.

 

Bình luận

0/1500

Tuyển tập hay nhất

Tuyển tập hay nhất