Bài toán tiếp xúc của hệ đàn hồi nhiều lớp chịu uốn
4.5
1718
Lượt xem
0
Đã bán
Chọn sản phẩm
1 Tháng
  • 1 Tháng
  • 3 Tháng
  • 6 Tháng
  • Vĩnh viễn
17.000₫
Thành tiền 17.000₫
Thông tin xuất bản
NXB
Nhà xuất bản Xây dựng
Người dịch:
NXB Xây dựng
Năm XB:
2019
Loại sách:
Ebook;
Khổ sách:
15 x 21 (cm)
Số trang:
203
Quốc gia:
Việt Nam
Ngôn ngữ:
vi
Mã ISBN:
978-604-82-2785-2
Mã ISBN Điện tử:
978-604-82-3517-8

         Hệ đàn hồi nhiều lớp trong cuốn sách này được hiểu là tấm và dầm các loại nhiều lớp trên nền đàn hồi. Bài toán tiếp xúc của hệ đàn hồi nhiều lớp chịu uốn là bài toán tấm và dầm các loại nhiều lớp trên nền đàn hồi, không kể và có kể ảnh hưởng của lực ma sát xuất hiện giữa các bề mặt tiếp xúc của các lớp (các lực tiếp xúc) và với bề mặt nền đàn hồi khi chịu uốn. Các lực tiếp xúc này luôn luôn tồn tại, giá trị của nó phụ thuộc vào mức độ biến dạng uốn.

        Ở lần tái bản này, tác giả có bổ sung thêm 2 chương, đó là chương “Bài toán tiếp xúc của tấm trực hướng trên nền đàn hồi” có kể lực ma sát ở bề mặt tiếp xúc khi uốn và chương “Bài toán tiếp xúc của khung nhà và công trình với tường xây” khi chịu lực. Đây là hai loại bài toán cũng rất đặc thù. Với tấm trực hướng trên nền đàn hồi vốn đã ít có lời giải cụ thể khảo sát trạng thái ứng suất - biến dạng của tấm khi độ cứng biến đổi theo hai phương vuông góc với nhau và đặc biệt là lực tiếp xúc ma sát xuất hiện khi uốn thì chưa có lời giải nào đề cập đến. Đây là bài toán khá phức tạp và thú vị, tác giả đã giải lý thuyết bài toán tiếp xúc này có kể lực ma sát ở bề mặt tiếp xúc với nền đàn hồi theo hai phương vuông góc với nhau, theo hai lời giải, một là lời giải chọn chuyển vị làm ẩn số và một lời giải độ võng và nội lực làm ẩn số. Còn với bài toán tiếp xúc của khung bao gồm cột và dầm khung với khối xây chịu tải trọng bất kỳ cũng là bài toán hiếm gặp trong các nghiên cứu từ trước tới nay. Lý do một phần có lẽ để đề phòng rủi ro khi khai thác sử dụng công trình, vì khi đã tính tường tham gia chịu lực cùng với khung thì không được tùy tiện phá dỡ tường, mà việc này thì thường xảy ra do thói quen cho rằng tường chỉ có chức năng phân chia không gian (vách ngăn) và bao che cho công trình (tường ngoài). Thực tế do tiếp xúc liên tục tường có tham gia chịu lực cùng với khung. Nếu không tính ảnh hưởng này thì coi như có một dự trữ an toàn cho khung khi chịu lực. Tác giả đã làm rõ ảnh hưởng của tường xây đến trạng thái ứng suất - biến dạng của khung khi chịu lực khi không kể và có kể lực ma sát ở bề mặt tiếp xúc các bộ phận của khung và các khối xây. Tác giả sử dụng phương pháp cơ học kết cấu thông thường, dễ lập trình để tính cho các kích thước và tải trọng bất kỳ cũng như mức độ ma sát tùy ý. Lời giải là tổng quát khi đưa về không thứ nguyên để có thể đưa ra các kết luận chung nhất đúng cho mọi trường hợp.

       Do bổ sung như vậy, nội dung cuốn sách chuyên về các bài toán tiếp xúc đã đầy đủ hơn, vì vậy tác giả đổi tên sách từ “Tấm và dầm nhiều lớp trên nền đàn hồi - Bài toán tiếp xúc” thành “Bài toán tiếp xúc của hệ đàn hồi nhiều lớp chịu uốn”. Tên mới này rõ hơn, tức là chỉ xét tiếp xúc khi uốn của hệ đàn hồi nhiều lớp.

      Sách dùng cho nghiên cứu sinh, cán bộ nghiên cứu, cán bộ giảng dạy ở các trường đại học chuyên ngành kỹ thuật.

Bình luận

0/1500

Cùng chủ đề

Cùng chủ đề

Xem toàn bộ

Tuyển tập hay nhất

Tuyển tập hay nhất