830 lượt mua
Hotline khách lẻ:
0965111197Hotline khách sỉ:
02439741791 - 0904833681NXB | Nhà xuất bản Xây dựng | Người dịch: | |
Năm XB: | 2022 | Loại sách: | Sách giấy; Ebook; |
Khổ sách: | 17 x 24 (cm) | Số trang: | 309 |
Quốc gia: | Việt Nam | Ngôn ngữ: | vi |
Mã ISBN: | 978-604-82-6960-9 | Mã ISBN Điện tử: | 978-604-82-7092-6 |
Phương pháp số trong Cơ học kết cấu là một phần của môn Cơ học kết cấu. Để tính toán nội lực, chuyển vị, cũng như phân tích kết cấu công trình, việc áp dụng các phương pháp số rất hữu ích và hiệu quả. Cuốn Bài tập các phương pháp số trong Cơ học kết cấu dùng cho sinh viên, các học viên cao học hoặc các độc giả quan tâm tới một số công cụ của phương pháp phân tích số dùng trong tính toán, phân tích các kết cấu công trình.
Đặc biệt trong những năm gần đây, với hình thức đào tạo theo tín chỉ, thời lượng lên lớp giảm đáng kể, yêu cầu sinh viên và các học viên cao học tăng thời gian tự nghiên cứu và tự học. Để có thêm tài liệu học tập và tham khảo, nhóm tác giả biên soạn cuốn sách Bài tập các phương pháp số trong Cơ học kết cấu nhằm hướng tới cung cấp cho sinh viên và các học viên cao học một số lượng lớn các bài tập tính chuyển vị và nội lực cho hệ thanh phẳng áp dụng các phương pháp số, cụ thể là phương pháp sai phân hữu hạn và phương pháp phần tử hữu hạn (với gần 150 ví dụ và bài tập có lời giải, đáp số).
Nội dung biên soạn cuốn sách gồm 3 chương:
Chương 1 - Phương pháp sai phân hữu hạn tính hệ thanh phẳng: trình bày tóm tắt lý thuyết, sau đó là các ví dụ và bài tập.
Chương 2 - Phương pháp phần tử hữu hạn (mô hình chuyển vị) tính hệ thanh phẳng: phần lý thuyết phương pháp phần tử hữu hạn (mô hình chuyển vị) được trình bày kỹ lưỡng với các phần tử thanh phẳng (hệ lò xo, hệ thanh chịu kéo - nén dọc trục, hệ dầm chịu uốn, hệ dàn, hệ khung), các ví dụ và bài tập phong phú với các sơ đồ tính đa dạng, đầy đủ.
Chương 3 - Ứng dụng MATLAB vào phương pháp phần tử hữu hạn tính hệ thanh phẳng: trình bày các hàm, các lệnh cơ bản trong MATLAb khi áp dụng phương pháp phần tử hữu hạn tính các dạng bài toán thanh phẳng (hệ lò xo, hệ thanh chịu kéo - nén dọc trục, hệ dầm chịu uốn, hệ dàn, hệ khung), cùng với đó là các ví dụ và bài tập.
Bình luận