Áp dụng công nghệ đúc đẩy trong xây dựng cầu bê tông cốt thép dự ứng lực
4.5
27
Lượt xem
1
Đã bán
Chọn sản phẩm
1 Tháng
  • 1 Tháng
  • 3 Tháng
  • 6 Tháng
  • Vĩnh viễn
15.000₫
Thành tiền 15.000₫
Thông tin xuất bản
NXB
Nhà xuất bản Xây dựng
Người dịch:
Năm XB:
2009
Loại sách:
Ebook;
Khổ sách:
17 x 24 (cm)
Số trang:
180
Quốc gia:
Việt Nam
Ngôn ngữ:
vi
Mã ISBN:
Mã ISBN Điện tử:
978-604-82-7291-3

Đã gần một thế kỉ, kể từ khi kết cấu bê tông cốt thép dự ứng lực (BTCT DUL) được phát minh, thế giới đã chứng kiến nhiều thành tựu tuyệt vời trong lĩnh vực xây dựng công trình, đặc biệt là các công trình cầu vượt sông bằng kết cấu BTCT DUL. Từ những kết cấu kiểu dầm giản đơn thi công bằng phương pháp công nghệ truyền thống căng trước trên bệ cố định hoặc thi công những nhịp dầm khẩu độ nhỏ bằng phương pháp đúc tại chỗ trên giàn giáo, ngày nay với các công nghệ mới tiên tiến như đúc hẫng, đúc đẩy cho phép các nước có thể xây dựng được những nhịp cầu lớn vượt xa giới hạn khẩu độ nhịp của dầm giản đơn truyền thống. Đối với công nghệ đúc đẩy (CNĐĐ) theo chu kỳ nhiêu nước tiên tiên tiến thế giới đã áp dụng nó ngay từ đầu những năm 1960 trên cơ sở CNĐĐ toàn khối dã áp dụng thành công ở một số công trình cầu như AGER (Áo), CARONI (Venezuela). Kinh nghiệm của các nước cho biết CNĐĐ theo chu kỳ được áp dụng nhiều nhất cho những cầu có khẩu độ nhịp vừa phải từ 30 -80m, tối ưu nhất là từ 40 + 60m. Đối với công nghệ này do toàn bộ quá trình đúc và đẩy được thực hiện theo nguyên tắc luân phiên lặp đi lặp lại trong một bộ ván khuôn cố định đặt trên bệ đúc phía sau mố nên tạo khả năng phát huy cao yếu tố cơ giới hóa và hợp lí hóa của quá trình sản xuất cũng như các điều kiện để nâng cao khả năng chuyên môn hóa trong các thao tác công nghệ của đội ngũ công nhân. Do những lợi thế dó nên nhiêu nước trên thế giới đã áp dụng CNDD theo chu kỳ để xây dựng nhiều cầu với chiều dài lớn. Cầu càng dài càng tăng thêm số chu kì lặp do đó hiệu quả kinh tế càng cao. Ngày nay đã có nhiều cầu chiều dài lớn hon 1000m được thực hiện bằng công nghệ này.

Ở nước ta CNĐĐ được bắt đầu quan tâm đến vào thời gian đầu của thập kỷ 90. Song song với việc tạo điều kiện cho các công ty hàng đầu của nước ngoài nhập công nghệ mơi thông qua các Tổng công ty xây dựng giao thông ở trong nước, các chương trình nghiên cứu cấp nhà nước cũng được bắt đẩu triển khai. Đề tài KC10-09 thuộc chương trình KC10 với tiêu đề Công nghệ xây dựng các nhịp cầu BTCT DiVL khẩu độ lớn được giao cho Viện Khoa học Công nghệ GTVT chủ trì. Từ 1991 +1995 Đề tài đã tập hợp được nhiều chuyên gia đầu Ngành trong và ngoài Viện. Với sự đóng góp hiệu quả của các thành viên tham gia, Đề tài đã hoàn thành được nhiều sản phẩm có giá trị. Một số sản phẩm của Đề tài như các chỉ dẫn về thiết kế và công nghệ xây dựng cũng như các hệ thống phần mềm tính toán là cơ sở khoa học đủ tin cậy giúp cho người kỹ sư tự tin trong việc đề xuất các phương án tiền khả thi, khả thi tiến tới lập đồ án thiết kế tổng thể.

Bình luận

0/1500

Tuyển tập hay nhất

Tuyển tập hay nhất