512 lượt mua
Hotline khách lẻ:
0965111197Hotline khách sỉ:
02439741791 - 0904833681NXB | Nhà xuất bản Xây dựng | Người dịch: | |
Năm XB: | 2014 | Loại sách: | Sách giấy; Ebook; |
Khổ sách: | 21 x 31 (cm) | Số trang: | 206 |
Quốc gia: | Việt Nam | Ngôn ngữ: | vi |
Mã ISBN: | 978-604-82-1303-9 | Mã ISBN Điện tử: | 978-604-82-5840-5 |
Theo Chiến lược nhà ở quốc gia đến năm 2020 tẩm nhìn 2030, tại Việt Nam hình thành hai loại nhà ở: nhà ở thị trường thoả mãn nhu cầu theo cơ chế thị trường và nhà ở xã hội cho tám nhóm đối tượng gặp khó khăn về nhà ở: công nhân, sinh viên, người thu nhập thấp, quân nhân, cán bộ, viên chức, hộ nghèo, đóng bào vùng lũ...
Phát triển nhà ở nói chung và nhà ở xã hội nói riêng hiện đã trở thành nhu cầu rất cấp bách của xã hội, đặc biệt tại các khu vực đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế. Theo số liệu thống kê tại các hội thảo về phát triển nhà ở, Việt Nam có 7 triệu người thu nhập thấp trong các khu đô thị có mong muốn mua hoặc thuê nhà ở xã hội; có 1 triệu công nhân làm việc tại các khu công nghiệp và 1,2 triệu sinh viên có nhu cầu về nhà cho thuê phù hợp; nhu cầu nhà ở xã hội là rất lớn, chỉ riêng ở các khu đò thị lên tới 150 triệu m2 và riêng Hà Nội là 5,5 triệu m2.
Theo quy luật của thị trường, có nhu cầu về nhà ở, tất sẽ có thị trường cung ứng. Tuy nhiên thị trường cung ứng đó phải là thị trường có kiểm soát. Nhà ở hay chính sách phát triển nhà ở thể hiện mức sống, trình độ tổ chức xã hội, tình hình kinh tế xã hội, văn hóa của mỗi quốc gia. Phát triển nhà ở trong mỗi quốc gia vừa mang tính cấp bách vừa mang tính lâu dài. Tại nhiều quốc gia, để giải quyết vấn đề nhà ở, người ta thành lập Bộ riêng về nhà ở, và việc phát triển, quản lý nhà ở xã hội được thực hiện đồng bộ nhiều yếu tố, trước hết là: Cơ chế- chính sách; Công nghiệp hóa xây dựng; Tài chính cho người sử dụng; Dịch vụ hạ tầng...
Tại Việt Nam, Bộ Xây dựng và các địa phương thực hiện Chương trình nhà ở xã hội chủ yếu thông qua các doanh nghiệp. Mô hình phát triển nhà ở xã hội của các doanh nghiệp hiện nay được xây dựng trên nguyên tắc được Nhà nước hỗ trợ (đất, thuế...) để giảm giá thành xây dựng.
Tuy nhiên, việc hạ giá thành xây dựng nhà ở mà vẫn đảm bảo chất lượng xây dựng còn thực hiện được qua việc nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ tiên tiến phù hợp theo nguyên tắc công nghiệp hóa xây dựng. Đây là các công nghệ có tính liên ngành, liên quan từ các lĩnh vực quy hoạch xây dựng, thiết kế kiến trúc, tính toán kết cấu, thi công xây dựng, sử dụng vật liệu xây dựng và trang thiết bị ngôi nhà, đến các lĩnh vực môi trường, tiết kiệm năng lượng, quản lý vận hành... Đây cũng chính là cơ sở cho doanh nghiệp tạo lập được các mô hình nhà ở xã hội có thể sinh lợi nhuận và chủ động trong việc khai thác cơ chế hỗ trợ của Nhà nước. Qua đó thu hút được ngày càng nhiều doanh nghiệp tham gia thực hiện Chương trình nhà ở xã hội.
Nhà ở xã hội tuy thuộc thuộc dự án bất động sản, song đây là dự án đặc biệt, nhằm đáp ứng nhu cầu của đối tượng chưa đủ điểu kiện để mua hoặc thuê nhà theo giá thị trường. Vì vậy các tổ chức (trước hết là các tổ chức khoa học - công nghệ), doanh nghiệp tham gia các dự án nhà ở xã hội không chỉ quan tâm vể lợi ích kinh tế mà cùng chung vai gánh trách nhiệm này với xã hội.
Nằm trong nội dung thực hiện Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ của Trường Đại học Xây dựng: "Nghiên cứu các giải pháp công nghệ nhằm tạo lập Mô hình phát triển nhà ở xã hội", mã số RD 99 - 03, ngoài 5 mẫu thiết kế điển hình của Bộ Xây dựng và Sở Xây dựng thành phố Hà Nội, tuyển tập "50 mẫu nhà ở xã hội" còn cung cấp 14 mẫu nhà ở xã hội trong nước và 36 mẫu nhà ở xã hội thế giới, là tài liệu tham khảo để nghiên cứu, đề xuất giải pháp công nghệ cho việc phát triển và quản lý nhà ở xã hội tại Việt Nam.
50 Mẫu nhà ở xã hội trong tuyển tập là những mẫu đã được công bố hoặc xây dựng trên thực tế. Để tìm hiểu chi tiết hơn về các công trình này có thể truy cập trang web vể nhà ở xã hội của Bộ môn Kiến trúc Công nghiệp: nhaoxahoivietnam.vn. Ngoài ra, trang web cũng thường xuyên cập nhật các công trình nhà ở xã hội mới nhất trong nước và trên thế giới.
Bình luận